11 món ăn bị kiêng trong mâm cúng Giao thừa 2024 vì sợ đem lại điều không may

04/02/2024 11:37

Dân gian ta xưa nay vẫn luôn quan niệm: "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", do đó vẫn thường nhắc nhau một số món ăn dưới đây trong mâm cỗ Giao thừa.

Cúng Giao thừa luôn là nghi lễ quan trọng với người Việt. Và mâm cúng Giao thừa luôn được nhiều người lưu tâm từng chi tiết nhỏ.

Với người Việt Nam, Giao thừa là thời khắc thiêng liêng nhất trong năm, là thời điểm để bắt đầu những thứ mới mẻ và tuyệt vời hơn năm cũ. Trong buổi tối Giao thừa, các gia đình dù bận đến mấy cũng cố gắng bày biện một mâm cỗ thật tươm tất nhất. 

Dân gian ta xưa nay vẫn luôn quan niệm: "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", do đó vẫn thường nhắc nhau một số món ăn dưới đây trong mâm cỗ Giao thừa, bởi những thực phẩm đó dù rất ngon nhưng lại được xem là mang ý nghĩa xui xẻo trong năm mới.

Nhiều người kiêng kỵ 11 món ăn này trong mâm cúng Giao thừa 2024 vì sợ đem lại điều không may - Ảnh 1.

Đương nhiên việc thưởng thức chúng hay không còn tùy thuộc vào quan điểm, phong tục ở mỗi địa phương. Nhưng khi ăn, bạn cũng nên ghi nhớ vài lưu ý quan trọng để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cúng giao thừa 2024: Có người kiêng tôm hùm, cua

Nhiều người bỏ qua món tôm hùm vào đêm giao thừa vì loài giáp xác này di chuyển lùi lại và điều đó được coi là điều xui xẻo. Sự mê tín này bắt nguồn từ Áo và Đông Âu, nơi người ta tin rằng ăn bất cứ thứ gì di chuyển ngược vào đêm giao thừa hoặc ngày đầu năm mới có nghĩa là bạn sẽ gặp phải những thất bại trong năm tới. Mặc dù tôm hùm bơi về phía trước, nhưng chúng có thể bơi lùi rất nhanh khi cảm thấy nguy hiểm từ kẻ săn mồi.

Nhiều người kiêng kỵ 6 món ăn này trong mâm cúng Giao thừa vì sợ đem lại điều không may - Ảnh 1.

Cua cũng bị coi là xui xẻo khi chúng di chuyển ngang. Nếu thích ăn hải sản, bạn có thể chọn những loại bơi theo chuyển động về phía trước, chẳng hạn như cá hồi, tượng trưng cho sự thịnh vượng và tiến bộ.

Cúng Giao thừa 2024: Có người kiêng động vật ăn đáy

Mọi người thường muốn bỏ qua các loại thức ăn ở tầng đáy, bao gồm các loại cá như cá tuyết, cá bơn, tôm, cá đế, sò điệp và cá vược.

Nhiều người kiêng kỵ 6 món ăn này trong mâm cúng Giao thừa vì sợ đem lại điều không may - Ảnh 2.

Những loài kiếm ăn ở tầng đáy có xu hướng gặm cỏ dọc theo đáy hồ hoặc đại dương âm u, nhặt rác hoặc bất cứ thứ gì chúng có thể tìm thấy. Hình ảnh này ít được mong muốn khi bạn đang hướng tới một năm mới khỏe mạnh, thịnh vượng và viên mãn.

Cúng Giao thừa 2024: Có người kiêng món cá bị cắt thành từng khúc

Cá là món ăn ngon lành, bổ dưỡng và thường xuất hiện trong mâm cơm ngày Tết. Tuy nhiên cá trong mâm cỗ Giao thừa trong quan niệm dân gian phải lành lặn chứ không được cắt khúc, cá phải đủ đầu đủ đuôi như thế mới thể hiện ý nghĩa cao đẹp là phú quý, tốt lành, có trước có sau.

Món cá không lành lặn được mua ở chợ cũng có thể là phần cá kém tươi ngon. Cá chết không được bảo quản thì vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển rất nhanh. Quá trình phân hủy của cá sẽ biến chất đạm tạo thành axit amin độc có tên là histamin, có thể gây ngộ độc cho người ăn.

45b1bd52e5164383b4e8ca0550188bb1.jpeg

Theo bác sĩ Chen Shizhang (Bệnh viện Hựu An Bắc Kinh, Trung Quốc) trong năm mới nên tiêu thụ các loại cá tươi ngon, bổ dưỡng. Có phần mắt trong suốt, nhãn cầu còn nguyên, đầy đặn và hơi lồi; mang cá có màu hồng, nắp mang đóng chặt; vảy cá bóng, bám chặt vào thân cá. Khi ấn vào thân cá, nếu thịt cá tươi khỏe và đàn hồi tốt, vết lõm biến mất ngay sau khi bấm thì chứng tỏ cá còn tươi ngon, có thể mua về sử dụng.

Cúng Giao thừa 2024: Có người kiêng món mực

Người Việt thường có câu nói "đen như mực", do đó trong quan điểm của nhiều vùng miền thì đây là món ăn không nên sử dụng trong ngày Tết để tránh đen đủi, xui xẻo.

4edbacb2a8344c8ca32fb5f1b3e2b57a.jpeg

Dù vậy, không thể phủ nhận rằng mực là một món hải sản nổi tiếng trong nhóm các món ăn từ biển, chúng có chứa nhiều protein, canxi, sắt, phốt pho, kali, vitamin E... Trong Đông y, mực là hải sản thuộc tính lạnh, vì thế dù là món ăn bổ dưỡng nhưng lại không phù hợp với người bị dị ứng hải sản, người bị bệnh gan, tim mạch, người mắc bệnh về dạ dày và lá lách, người mắc bệnh ngoài da.

Cúng Giao thừa 2024: Có người kiêng chuối

Để có một năm mới hanh thông, thuận lợi, người miền Nam thường kiêng ăn chuối vì loại quả này phát âm giống "chúi", mang ý nghĩa liên tưởng đến cảnh lầm lũi, lúi húi trong năm mới.

Dù vậy, chuối vẫn là thực phẩm vàng về dinh dưỡng. Thành phần của chuối bao gồm nhiều dưỡng chất thiết yếu như chất xơ, mangan, protein, vitamin B6, vitamin C… Nếu ăn chuối thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch, làm đẹp da, mắt sáng, tinh thần sảng khoái, kéo dài tuổi thọ.

Chuối rất ngon nhưng cần lưu ý không nên ăn nhiều hơn 2 quả chuối/ngày. Nếu ăn quá nhiều chuối sẽ gây tác dụng phụ như ngộ độc, làm tăng kali máu, suy yếu cơ, tê liệt tạm thời và nhịp tim bất thường...

Cúng Giao thừa 2024: Có người kiêng các món được làm từ thịt vịt

Thit vịt là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, protein lại dễ ăn, tuy nhiên thịt vịt bị liệt kê vào danh sách những món ăn kiêng kỵ trong mâm cỗ của người miền Bắc và miền Trung vào những ngày đầu năm.

Theo quan niệm dân gian, việc đặt một đĩa thịt vịt sẽ mang ý nghĩa không may mắn, “tan đàn, xẻ nghé”, công việc làm ăn không thuận lợi, không hợp tác được với các đơn vị khác. Quan niệm này được rất nhiều người đặt niềm tin, nhất là những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán.

Cúng Giao thừa 2024: Có người kiêng sầu riêng

Những món ăn dù thích đến mấy cũng không nên bày lên mâm cơm giao thừa - Ảnh 3.

Qua năm mới, mọi người đều hy vọng đón được những điều vui vẻ và hạnh phúc, vì vậy nên ông bà ta thường coi sầu riêng là loại quả kiêng kỵ trong ngày Tết. Chữ “sầu” trong tên gọi của loại quả này khiến người ta sợ ăn vào, sẽ gặp chuyện u sầu, đau buồn cả năm.

Cúng Giao thừa 2024: có người kiêng món trứng vịt lộn

Dân gian Việt Nam xưa đến nay vẫn nhắc nhau tránh ăn trứng vịt lộn vào thời điểm quan trọng nhất trong năm đó là đêm Giao thừa vì sợ mọi thứ xảy ra sẽ trái với ý mình.

Trong đời sống hàng ngày, trứng vịt lộn lại được ưa chuộng vì chúng thơm ngon và giàu chất bổ. Theo bác sĩ dinh dưỡng Dzoãn Thị Tường Vi (Viện Dinh dưỡng Lâm sàng): Trong 100g trứng vịt lộn có chứa 182 kcal, 13.6g protein; 12.4g lipit; 4g glucid; 82mg canxi; 212mg phốtpho; 600mg cholesterol... 

Tuy nhiên, chúng ta không nên ăn loại trứng này quá nhiều vì sẽ khiến cơ thể bị tăng cholesterol, gây bệnh gút, gây hại cho thận và gan do thừa chất, đồng thời làm suy giảm khả năng tình dục ở cả nam lẫn nữ.

trung-vit-lon-576683.jpeg

Cúng Giao thừa 2024: Có người kiêng tôm

Tôm tuy là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nhưng lại được khuyên nên tránh tiêu thụ trong năm mới vì chúng có đầu to, lại đi giật lùi nên sẽ khiến công việc, cuộc sống bị trì trệ và đi xuống.

Đó là quan điểm kiêng kỵ khi ăn tôm của dân gian. Còn với y học hiện đại, khi ăn tôm bạn cần ghi nhớ không nên ăn tôm chết vì histidine trong tôm bị vi khuẩn phân hủy thành chất histamine gây hại cho cơ thể con người; không nên ăn tôm quá nhiều vì sẽ bị thừa chất, gây rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu, dẫn đến tiêu chảy, mọi người chỉ nên ăn khoảng 170 gram tôm mỗi tuần.

Cúng Giao thừa 2024: Có người kiêng củ sen

Những món ăn dù thích đến mấy cũng không nên bày lên mâm cơm giao thừa - Ảnh 5.

Năm mới, ai cũng mong muốn tiền tài rủng rỉnh, vì vậy đêm giao thừa nhất định không được bày món ăn có củ sen. Theo quan niệm người xưa, củ sen có rất nhiều lỗ rỗng, những chỗ rỗng này tượng trưng cho việc rò rỉ tiền bạc.

Dân gian quan niệm nếu không muốn "hao tài tốn lộc" thì không nên để củ sen xuất hiện trên mâm cơm ngày lễ.

Cúng Giao thừa 2024: acó người kiêng đậu phụ

Những món ăn dù thích đến mấy cũng không nên bày lên mâm cơm giao thừa - Ảnh 6.

Khi nấu cỗ đêm giao thừa, nhiều người quan niệm không nên dùng đậu phụ nấu chung với thịt, vì màu của đậu phụ là màu trắng, mà trong quan niệm của văn hóa phương Đông, bao gồm Việt Nam, màu trắng là một màu không may mắn.

Trên thực tế, quan niệm dân gian thường không có đúng, cũng chẳng có sai. Nhiều khi chúng chỉ bắt nguồn từ những câu chuyện thực thực, hư hư trong quá khứ rồi cứ thế truyền từ đời này sang đời khác. Song việc duy trì tín ngưỡng trong ngày đầu xuân năm mới là một nét văn hóa đặc trưng thú vị, trở thành sợi dây gắn kết giữa truyền thống và hiện đại, giữa Tết nay và Tết xưa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
11 món ăn bị kiêng trong mâm cúng Giao thừa 2024 vì sợ đem lại điều không may
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO