Món bánh ăn sáng này rất dễ làm, có thể làm món ăn vặt trong ngày bất cứ lúc nào bạn thích.
Bắt đầu ngày mới với những món bánh thơm ngon và giàu dinh dưỡng là cách tuyệt vời để cung cấp năng lượng cho cả ngày làm việc và học tập. Hôm nay, bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn hai công thức bánh ăn sáng và ăn vặt lý tưởng có thể ăn bất kể mùa nào trong năm, vừa bồi bổ sức khỏe, vừa đơn giản trong cách thực hiện. Quy trình chế biến không làm bạn phải mất nhiều thời gian, chỉ việc pha bột theo tỉ lệ chuẩn rồi hấp chín, bạn sẽ có ngay những chiếc bánh nóng hổi, mềm mịn và thơm phức mà cả nhà, từ phụ nữ đến trẻ em đều không thể chối từ. Một mẹo nhỏ dành cho bạn là hãy chuẩn bị gấp đôi nguyên liệu theo công thức để đảm bảo có đủ bánh cho mọi người thưởng thức, bởi sự thơm ngon của chúng có thể khiến cho mọi người ăn 1 lại muốn ăn thêm 2 đấy. Hãy theo dõi và áp dụng ngay để mỗi bữa sáng của bạn thêm phần ngon miệng và tràn đầy năng lượng!
- 100g bột mì ít gluten hoặc bột mì đa dụng, 1 quả trứng gà, 1g men khô, 1 quả lê hoặc 50g bột lê, 2g đường mịn, 15g nam việt quất khô.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dùng bột mì có hàm lượng gluten thấp để làm bánh hấp, loại bánh này sẽ có độ mềm hơn bột mì đa dụng. Lê mang gọt vỏ và bỏ lõi, cắt thành từng miếng nhỏ. Dùng máy xay nhuyễn.
Bước 2: Cho bột mì, men khô, trứng và đường vào tô, thêm lê vào. Nếu không dùng lê tươi bạn có thể thay thế bằng bột lê. Trộn đều thành khối bột mịn. Để bột nghỉ để lên men.
Bước 3: Trong thời gian chờ đợi, quét một lớp dầu thật mỏng vào khuôn, rắc nam việt quất khô.
Bước 4: Khi bột nở gấp đôi, dùng thìa khuấy lại lần nữa để loại bỏ bột khí rồi cho vào túi bắt kem. Bóp bột vào khuôn, rắc thêm một lớp nam việt quất khô lên bề mặt rồi tiếp tục để nghỉ khoảng 10 phút nữa.
Bước 5: Cho vào nồi hấp với nước lạnh, vặn lửa lớn, hấp trong 15 phút. Đun nhỏ lửa trong 3 phút. Bánh nở lên rất đẹp. Sau khi nhấc khuôn bánh ra, úp ngược xuống để lấy bánh ra khỏi khuôn. Về phần tạo hình, bạn có thể sử dụng bất kỳ hình thù nào bạn muốn.
Lời nhắn: Bột bánh quá khô kết cấu bánh sẽ cứng còn nếu bột quá lỏng thì sẽ thiếu lực khiến bánh không nở được. Bột lê cũng có vị ngọt riêng, nếu bạn không thích ngọt thì có thể giảm đi 2g đường. Thời gian hấp bánh lê được điều chỉnh tùy theo kích thước và chất liệu của khuôn (bánh trong công thức này sử dụng khuôn silicon).
Khám phá hương vị của bánh gạo nếp đậu đỏ hình que - một món bánh ăn sáng đa năng có thể làm mê đắm lòng người khi thưởng thức nóng hổi, siêu mềm và trở nên dẻo dai khi để nguội.
Gạo nếp, loại thực phẩm truyền thống giàu giá trị dinh dưỡng, chứa đầy đủ protein, chất béo, đường, canxi, phốt pho, sắt, cùng với các vitamin B1, B2, niacin và tinh bột, không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn giúp bổ khí và tăng cường sinh lực, hỗ trợ cho lá lách và dạ dày. Tuy nhiên, mặc dù thơm ngon, gạo nếp cũng chứa lượng đường và carbohydrate cao cùng với calo, do đó những người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên thử một lượng nhỏ, và những ai có hệ tiêu hóa không ổn định cần lưu ý tiêu thụ một cách điều độ.
- 200g bột gạo nếp, 190g sữa, 5g đường mịn, 200g đậu đỏ, 1 ít mật ong.
Bước 1: Trộn đều gạo nếp, đường mịn và sữa thành một khối. Đậ đỏ có thể mang ngâm nước ấm trước 1 vài giờ để cho mềm hoặc bạn có thể sử dụng loại đậu đỏ đóng hộp sẵn thì có thể mang nhào cùng bột luôn. Đổ đậu đỏ, mật ong vào. Dùng tay nắm và nhào đều. Lấy khoảng 60g bột vo thành hình que rồi đặt lên tấm lót silicon. Làm tương tự đến khi hết bột.
Bước 2: Đổ nước sôi vào nồi hấp trên lửa lớn trong 20 phút là được.
Lời nhắn: Khi nhào bột, cho nước vào bột nếp và thêm sữa với lượng nhỏ nhiều lần để tạo thành khối bột không dễ bị biến dạng. Đường mịn trong bột gạo nếp có thể điều chỉnh theo khảu vị, không nên nhào bột với đậu đỏ mật ong quá lâu để đậu đỏ không bị nát. Có thể bôi dầu vào khay hấp để chống dính.