2 thay đổi lớn trong chính sách tiền lương của doanh nghiệp

Thu Hằng 28/06/2024 09:03

Bên cạnh tăng lương cơ sở với cán bộ công chức, 2 nội dung thay đổi lớn trong chính sách tiền lương của doanh nghiệp cũng đang được rất nhiều người quan tâm.

Theo Kết luận 83-KL/TW, riêng đối với chính sách tiền lương khu vực doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ 02 nội dung chính:

(1) Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng (theo tháng và theo giờ) lên 6% so với năm 2023, thời điểm áp dụng từ ngày 01/7/2024.

(2) Xây dựng chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo đúng nội dung Nghị quyết số 27-NQ/TW, áp dụng từ ngày 01/01/2025 để phù hợp với năm tài chính của doanh nghiệp.

thay đổi lớn trong chính sách tiền lương của doanh nghiệp

1. Thay đổi 1: Chính thức tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024

Sau nhiều lần thảo luận và bàn bạc, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất và ban hành Kết luận 83-KL/TW, trong đó có nội dung điều chỉnh tăng 6% mức lương tối thiểu vùng (theo tháng và theo giờ) với thời điểm áp dụng là từ ngày 01/7/2024.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng của người lao động sẽ tăng dao động từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng, tương đương 6% so với mức lương hiện hưởng năm 2023. Cụ thể:

VùngMức lương tối thiểu từ 01/7/2024(đơn vị: đồng/tháng)Mức lương tối thiểu trước 01/7/2024(đơn vị: đồng/tháng)Mức tăng(đơn vị: đồng/tháng)
Vùng I4.960.0004.680.000280.000
Vùng II4.410.0004.160.000250.000
Vùng III3.860.0003.640.000220.000
Vùng IV3.450.0003.250.000200.000

Còn mức lương tối thiểu giờ cũng được tăng từ 1.000 - 1.300 đồng/giờ như sau:

VùngMức lương tối thiểu từ 01/7/2024 (đơn vị: đồng/giờ)Mức lương tối thiểu từ 01/7/2024 (đơn vị: đồng/giờ)Mức tăng(đơn vị: đồng/giờ)
Vùng I23.80022.5001.300
Vùng II21.20020.0001.200
Vùng III18.60017.5001.100
Vùng IV16.60015.6001.000

2. Thay đổi 2: Chế độ tiền lương đối với doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị quyết 27 từ 01/01/2025

(1) Với cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập

- Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự quyết chính sách tiền lương bao gồm thang, bảng lương, định mức lao động.

- Doanh nghiệp không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố và trên cơ sở thỏa ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.

- Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp nhưng vẫn quy định mức lương tối thiểu vùng (theo tháng, theo giờ) và tiền lương bình quân trên thị trường, đồng thời vẫn hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động.

- Tiền lương và việc ký hợp đồng lao động sẽ do doanh nghiệp và người lao động thương lượng, thỏa thuận gắn với năng suất và kết quả lao động.

- Doanh nghiệp, tổ chức đại diện người lao động sẽ thực hiện thương lượng, thảo thuận về lương, thưởng cùng các chế độ khuyến khích khác trong thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế doanh nghiệp.

(2) Với người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước

- Nhà nước quy định nguyên tắc chung để xác định mức lương, thưởng gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước, hướng tới việc đảm bảo mặt bằng tiền lương trên thị trường.

- Thực hiện giao khoán tiền lương bao gồm cả tiền thưởng gắn với nhiệm vụ, điều kiện ngành nghề, tính chất doanh nghiệp. Theo đó từng bước tiến tới thực hiện giao khoán, nhiệm vụ gắn với hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà nước của doanh nghiệp.

- Đối với người đại diện vốn nhà nước: Lương cơ bản, tiền thưởng tăng thêm, tiền thưởng theo năm sẽ gắn với quy mô, mức độ phức tạp của việc quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn nhà nước; điều chỉnh sao cho phù hợp với mức lương thị trường trong nước và toàn khu vực.

- Đối với doanh nghiệp được Nhà nước giao nhiệm vụ bình ổn thị trường: Cần tính toán, xác định để loại trừ các chi phí bảo đảm thực hiện việc bình ổn thị trường, làm cơ sở để xác định lương, thưởng của người lao động.

- Đối với doanh nghiệp làm dịch vụ công ích: Nhà nước tính đúng, đủ chi phí lương phù hợp với mặt bằng chi phí, đơn giá sản phẩm và dịch vụ công ích.

thay đổi lớn trong chính sách tiền lương của doanh nghiệp
Những lưu ý về chính sách tiền lương doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

3. Một số lưu ý về chính sách tiền lương của doanh nghiệp từ 01/7/2024

3.1 Tăng lương tối thiểu vùng lên 6% nhưng lương người lao động thấp hơn mức đã tăng, phải làm sao?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, nếu sau khi đã tăng lương tối thiểu vùng mà mức lương người lao động đang được trả thấp hơn mức lương tối thiểu đã điều chỉnh, người lao động phải có trách nhiệm rà soát lại:

- Thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể cùng các quy chế để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

- Không được xóa bỏ hay cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm đêm, các chế độ bồi dưỡng theo quy định.

- Điều chỉnh sao cho phù hợp (nếu có) với quy định về mức lương tối thiểu cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

3.2 Lương hưu người lao động có tăng khi tăng lương tối thiểu vùng lên 6%?

Theo Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, lương hưu của người lao động nghỉ hưu tham gia BHXH bắt buộc được tính theo công thức:

Mức lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Bình quân mức tiền lương tháng đóng BHXH.

Mà theo quy định, lương hưu được tính theo số năm đóng BHXH và tiền lương đóng BHXH hàng tháng.

Do vậy, khi tăng mức lương tối thiểu vùng lên 6%, lương của người lao động tham gia BHXH có thể sẽ tăng, dẫn tới tăng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Từ đó kéo theo tăng lương hưu hàng tháng cho người lao động.

Như vậy, khi tăng lương tối thiểu vùng lên 6%, lương hưu của người tham gia BHXH sẽ tăng nếu nghỉ hưu sau 01/7/2024 và đã có khoảng thời gian hưởng mức lương mới trước đó và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cũng tăng.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về 2 thay đổi lớn trong chính sách tiền lương của doanh nghiệp từ 01/7/2024

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
2 thay đổi lớn trong chính sách tiền lương của doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO