Bột sắn dây vào mùa hè được nhiều người ưa thích vì rất mát, giải nhiệt. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách sẽ gây hại rất lớn cho sức khỏe.
Bột sắn dây là thức uống thích hợp để giải nhiệt ngày hè. Với công dụng giải nhiệt, giải độc, bảo hộ tế bào gan, hạ huyết áp, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim, làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipid máu.
Ngoài ra, bột sắn dây còn chống lão hóa và ung thư, dự phòng tích cực tình trạng nhiễm virut đường hô hấp, nâng cao năng lực chịu đựng của cơ thể trong tình trạng thiếu ôxy...
Tuy nhiên, hiện đang có nhiều hiểu lầm tai hại về thứ đồ uống mát bổ này.
Bột sắn ướp với hoa bưởi
Thói quen ướp hoa bưởi vào sắn dây để nước uống được thơm hơn nên bỏ ngay lập tức, bởi hoa bưởi sẽ làm giảm dược tính của bột sắn dây một cách đáng kể.
Chưa kể việc cho hoa bưởi (dù đã phơi khô) vào sẽ khiến bột nhanh bị hỏng, mốc... ảnh hưởng lớn đến chất lượng của bột.
Phụ nữ mang thai không nên uống bột sắn dây
Đối với phụ nữ mang thai, khi cơ thể nóng có thể dùng bột sắn dây để hạ nhiệt. Nhưng nếu thấy mình đang lạnh, mệt mỏi, có dấu hiệu tụt huyết áp thì không nên sử dụng bột sắn dây vì có thể làm tăng tính hàn trong cơ thể dẫn tới mệt mỏi hơn.
Phụ nữ có dấu hiệu động thai, dạ con co bóp nhiều càng không nên dùng.
Không nên uống quá nhiều
Bột sắn dây là một dạng tinh bột được lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng sống, có tính hàn rất mạnh. Dùng quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ với các triệu chứng như: đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh,...
Vì vậy, mỗi người không nên uống nhiều hơn 1 ly sắn dây hàng ngày. Cách dùng tốt nhất là nấu chín bột và thêm chút đường để ăn có vị ngon. Pha quá nhiều đường hay muối đều là cách gây hại cho sức khỏe.
Bột sắn dây gây sỏi thận?
Nhiều người vẫn thường rỉ tai nhau rằng bột sắn dây gây sỏi thận. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thành phần của bột sắn dây chủ yếu là tinh bột, không có quá nhiều chất kali, nên khả năng gây sạn thận là rất ít.
Mase (t/h)
Theo VietNamnet