Các thói xấu trong cuộc sống thường ngày có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Sỏi thận là loại sỏi hệ tiết niệu tương đối phổ biến được hình thành trong thận khi nồng độ canxi, oxalat, axit uric,… có trong nước tiểu quá cao hoặc độ hòa chất cặn tan kém. Khi những viên sỏi đủ lớn và không thể bài tiết qua nước tiểu sẽ bị kẹt bên trong thận hoặc ống thận.
Sỏi thận sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến chức năng thận, gây ra nhiều vấn đề về tiểu tiện như đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp... Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận và thậm chí là nhiễm trùng huyết.
1. Uống không đủ nước
Uống nhiều nước giúp duy trì sự lưu thông ở đường tiết niệu và máu. Nếu không thích uống nước hoặc thường xuyên quên uống, lượng nước uống vào không đủ sẽ khiến nước tiểu sẽ giảm, không đủ để pha loãng các khoáng chất trong cơ thể và dần tạo thành các tinh thể trong nước tiểu. Chúng dễ dàng bị lắng xuống và cuối cùng tạo thành sỏi thận.
Cùng với đó, việc uống không đủ nước cũng sẽ vô tình khiến thận không kịp đào thải các chất độc hại trong cơ thể, nước tiểu sẽ có nồng độ khoáng chất và chất thải cao hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Đồng thời, khi cơ thể xuất hiện triệu chứng mất nước rõ ràng, sức khoẻ có thể bị ảnh hưởng, gây ra tắc nghẽn trong việc bài tiết nước tiểu, nguy cơ sỏi thận cao hơn.
Chính vì vậy, nên hình thành thói quen bổ sung đủ lượng nước cần thiết để cơ thể luôn duy trì trạng thái khoẻ mạnh. Đảm bảo uống khoảng 1600ml nước mỗi ngày để duy trì quá trình tuần hoàn và trao đổi chất diễn ra bình thường.
2. Uống quá nhiều đồ uống có đường
Mặc dù uống nhiều nước tốt cho cơ thể nhưng không thể dùng đồ uống thay thế nước đun sôi. Vì hàm lượng canxi oxalat, phốt phát, caffeine trong đồ uống nhiều đường sẽ làm tăng lượng canxi trong nước tiểu, dễ dẫn đến sỏi thận.
Đặc biệt những người thích uống đồ uống nhưng không thích uống nước có thể có nguy cơ xuất hiện sỏi thận cao hơn.
3. Chế độ ăn uống không hợp lý
Người có chế độ ăn uống không điều độ có thể gây ra những tổn thương cho thận. Đặc biệt trong quá trình phát triển của bệnh thận, axit uric trong máu người bệnh tăng cao, nếu thường xuyên ăn những thực phẩm có hàm lượng purin cao sẽ khiến chức năng thận suy giảm rõ rệt.
Cùng với đó, việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo và protein có thể dễ dàng làm giảm lượng canxi liên kết trong ruột, dẫn đến tăng hấp thu oxalat và hình thành sỏi. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều muối sẽ làm tăng bài tiết natri qua nước tiểu, tăng hàm lượng canxi và từ đó cũng tăng nguy cơ sỏi thận.
Không chỉ vậy, nhiều người có thói quen sử dụng những thực phẩm có hàm lượng purin cao như hải sản, nội tạng động vật... có thể ảnh hưởng đến nồng độ axit uric trong cơ thể, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận.
4. Thường xuyên nhịn tiểu
Những người thường xuyên nhịn tiểu có nhiều khả năng mắc bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận, viêm thận mãn tính hoặc nhiễm độc niệu. Do bàng quang chỉ có khả năng chứa một lượng nước tiểu nhất định nên khi vượt quá lượng đó sẽ khiến các chất có hại không đào thải kịp thời, kết lại thành sỏi thận.
Cùng với đó, nước tiểu ứ lại trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn có hại, gây ra các chứng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bàng quang. Bàng quang kết nối với hệ thống tiết niệu, bao gồm thận qua một ống dẫn.
Bên cạnh đó, nhịn tiểu trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể không còn khả năng kiểm soát các cơ vòng bên ngoài bàng quang khiến nước tiểu bị rò rỉ. Từ đó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang và thận. Để tăng cường sức khoẻ, tránh tổn thương thận, điều quan trọng là loại bỏ thói quen nhịn tiểu, đi tiểu kịp thời, tránh tích tụ độc tố ảnh hưởng các cơ quan nội tạng.
1. Kiểm tra bảng thành phần dinh dưỡng
Hàm lượng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng natri, calo và protein có trong thực phẩm từ bảng thành phần. Việc kiểm tra bảng thành phần dinh dưỡng sẽ giúp chúng ta phát hiện những thực phẩm "ẩn giấu" hàm lượng natri cao, tránh gây hại cho thận.
Một số thực phẩm dù không có vị mặn nhưng hàm lượng natri vẫn khá cao có thể kể đến như bánh mì trắng, thức uống thể thao, nước ép trái cây, rau củ đóng chai... Nếu hấp thụ quá nhiều natri sẽ khiến thận phải chịu gánh nặng và lâu dài sẽ làm suy giảm chức năng thận.
2. Hạn chế ăn thực phẩm siêu chế biến, đồ ăn nhanh
Những loại thịt siêu chế biến như dăm bông, xúc xích, thịt xông khói... không chỉ chứa nhiều muối mà còn có nhiều phốt phát cùng các chất phụ gia khác. Nếu thực sự muốn ăn, nên nấu thành canh cùng nhiều nước hoặc hấp để giảm lượng muối có trong những thực phẩm này.
Cùng với đó những loại đồ ăn nhanh cũng là loại thực phẩm chứa hàm lượng calo, muối và chất béo rất cao. Khi tiêu thụ những món ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo sẽ tăng hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi. Cố gắng chỉ ăn 1 - 2 tuần một lần như phần thưởng cho bản thân chứ không nên ăn quá nhiều.
Không chỉ vậy, mỡ và da có hàm lượng calo cao gây áp lực lên thận, buộc thận phải làm việc quá mức. Nên ưu tiên sử dụng ức gà, thăn gà, phi lê bò, phi lê heo và các phần thịt khác ít mỡ hơn.
3. Không ăn muối vào buổi sáng
Buổi sáng là thời điểm cơ thể cũng như thận mới phục hồi sau một đêm thanh lọc, nghỉ ngơi. Nếu ăn đồ mặn sẽ làm tăng áp lực lên thận gấp nhiều thời điểm khác trong ngày, kéo dài sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chính vì vậy, với bữa sáng nên ăn bột yến mạch ít đường, sữa, sữa chua, khoai lang hấp, trứng cũng như các loại thực phẩm ít mặn khác để bảo vệ sức khỏe của thận.
4. Ăn nhiều cá và rau
Cá chứa rất ít mỡ cũng như cholesterol xấu gây hại cho sức khỏe. Rau cũng được chế biến với lượng muối thấp, giàu chất xơ. Những thực phẩm này sẽ giúp ổn định quá trình hấp thụ carbohydrate, tránh lượng đường trong máu tăng nhanh, từ đó giảm bớt gánh nặng cho thận.
Đồng thời, những loại rau có màu vàng và xanh nhạt có tác dụng chống oxy hóa cao. Chúng không chỉ hỗ trợ ức chế oxy hoạt tính gây hại cho thận mà còn giúp bài tiết muối ra khỏi cơ thể.