Cùng theo dõi 8 chính sách hỗ trợ hợp tác xã và thủ tục đăng ký hưởng theo Nghị định 113/2024/NĐ-CP. Cụ thể như thế nào? Theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.
- Thông tin được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về hợp tác xã.
- Được cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ trên Cổng thông tin quốc gia về hợp tác xã;
- Cổng thông tin quốc gia về hợp tác xã được tích hợp dữ liệu từ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu liên quan của các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (UBND tỉnh).
(Căn cứ tại Điều 8 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP).
- Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Cá nhân, tổ chức tham gia tư vấn cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Hỗ trợ xây dựng và tăng cường năng lực cho mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn.
- Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp cận mạng lưới tư vấn viên để được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn về nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh.
(Căn cứ tại Điều 9 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP).
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động hiệu quả theo tiêu chí được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nhu cầu học tập kinh nghiệm từ các mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động hiệu quả.
(Căn cứ tại Điều 10 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP).
- Tư vấn giải pháp chuyển đổi số đối với quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh;
- Thuê, mua giải pháp chuyển đổi số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chuyển đổi mô hình kinh doanh;
- Tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ; tư vấn quản lý và phát triển sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; tư vấn chuyển giao công nghệ;
- Nhà nước phát triển một số phần mềm, ứng dụng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh để các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dùng chung và không thu tiền;
- Xây dựng trang thông tin điện tử cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và kết nối với Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã.
(Căn cứ tại Điều 11 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP).
- được cung cấp thông tin về pháp lý, kinh tế; khảo sát và nghiên cứu thị trường; thông tin dự báo, cảnh báo các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trên Cổng thông tin quốc gia.
- Hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm, diễn đàn và hoạt động xúc tiến thương mại của bộ, ngành, địa phương tổ chức trong và ngoài nước;
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng chứng nhận chất lượng, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, truy xuất nguồn gốc;
- Hỗ trợ kinh phí áp dụng và chứng nhận các tiêu chuẩn để phát triển thị trường cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hợp đồng liên kết hình thành vùng nguyên liệu, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;
- Hỗ trợ chi phí thuê địa điểm và vận hành các điểm giới thiệu, bán sản phẩm tại các địa phương;
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng, triển khai, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Ưu tiên, hỗ trợ kinh phí tham gia chương trình sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị kinh tế, văn hóa, lợi thế của địa phương.
- Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm trong nước; kinh phí thuê địa điểm và vận hành một số điểm giới thiệu, bán sản phẩm của các tổ chức kinh tế tập thể;
- Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm tại nước ngoài; tổ chức diễn đàn kinh tế tập thể; hỗ trợ việc đăng ký chứng nhận chất lượng, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa; xây dựng và triển khai sàn giao dịch thương mại điện tử;
(Căn cứ tại Điều 12 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP).
(Căn cứ tại Điều 13 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP).
- Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Tổ chức đại diện của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam.
- Hỗ trợ phần chi phí kiểm toán mà hợp tác xã đã thực hiện thuê tổ chức kiểm toán độc lập.
- Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho tổ chức đại diện của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam trong việc thực hiện: đánh giá rủi ro, tư vấn tài chính; tư vấn kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thông qua đề án, chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với pháp luật về ngân sách nhà nước.
(Căn cứ tại Điều 15 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP).
Để nhận được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP, các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, và Liên hiệp Hợp tác xã cần tuân thủ quy trình thực hiện sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ, bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ (mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 113/2024/NĐ-CP).
- Bản sao tài liệu, giấy tờ liên quan, phù hợp với các nội dung được quy định tại điểm b, c khoản 1; điểm a, c khoản 2; khoản 3 Điều 6 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP.
- Đối với hỗ trợ đầu tư: Cần có biên bản họp của Tổ hợp tác và Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc Nghị quyết của Đại hội thành viên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nộp hồ sơ bằng một trong hai hình thức:
Nộp trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã (UBND xã) nơi tổ hợp tác có địa chỉ giao dịch, nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đặt trụ sở chính.
- Nộp qua môi trường điện tử.
Bước 3: Thẩm định và xét duyệt
UBND xã thực hiện gồm các nội dung:
- Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, UBND xã sẽ thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ.
- Trước ngày 31/5 hằng năm, UBND xã tổng hợp nhu cầu hỗ trợ và gửi đến UBND huyện để xem xét.
UBND huyện thực hiện các nội dung sau:
- UBND huyện tổng hợp nhu cầu từ cấp xã và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/6 hằng năm.
- Nếu có khả năng, UBND huyện sẽ trực tiếp thực hiện hỗ trợ theo thẩm quyền.
Bước 4: Lập phê duyệt đầu tư: Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt và bàn giao dự án hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước. Hồ sơ thủ được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định 13/2024/NĐ-CP.
Bước 5: Dự toán và thanh toán: Việc lập dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Bước 6: Kiểm tra, trách nhiệm: Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ. Nếu phát hiện thông tin không trung thực, việc hỗ trợ sẽ bị dừng và xử lý theo quy định.
Quy trình trên đảm bảo việc Tổ hợp tác, Hợp tác xã, và Liên hiệp Hợp tác xã thực hiện đúng thủ tục để được chính sách hỗ trợ hợp tác xã từ ngân sách nhà nước, đồng thời yêu cầu tuân thủ thủ tục đăng ký hưởng, trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể.
Trên đây bài 8 chính sách hỗ trợ Hợp tác xã và thủ tục đăng ký hưởng theo Nghị định 113/2024/NĐ-CP.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.