Dưới đây là những lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến mà lái xe thường mắc phải khi đi du lịch dịp nghỉ lễ cùng với mức xử phạt hành chính được quy định.
Vi phạm luật giao thông là người tham gia giao thông đường bộ vi phạm những quy định về an toàn giao thông, điều khiển các phương tiện giao thông không đúng với quy định của pháp luật.
Nhiều tài xế thường chủ quan, không chú ý biển báo dẫn đến việc lái xe quá tốc độ quy định, nhất là khi đi qua các khu dân cư, đô thị. Đây cũng là lỗi khá phổ biến hiện nay và thường xuyên bị lực lượng CSGT xử lý.
Theo Nghị định 100/2019 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), lỗi vượt quá tốc độ đối với ô tô tuỳ theo mức độ vi phạm, tài xế sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng nếu lái điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 5 đến dưới 10 km/giờ.
Bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng nếu lái điều khiển ô tô chạy quá tốc độ 10 đến 20 km/giờ. Từ 6 - 8 triệu đồng nếu chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/giờ đến 35 km/giờ. Mức phạt với những trường hợp lái xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/giờ sẽ bị phạt từ 10 - 12 triệu đồng.
Việc lạm dụng rượu bia là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông. Nếu bị CSGT phát hiện trong hơi thở hoặc trong máu có nồng độ cồn khi lái xe có thể bị xử phạt rất nặng.
Theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn dù ở mức nhỏ nhất cũng có thể bị phạt từ 6-40 triệu đồng, tước GPLX đến 24 tháng. Bất kể trường hợp nào vi phạm luật giao thông cũng bị CSGT tạm giữ phương tiện.
Trước khi khởi hành cho bất cứ chuyến đi nào lái xe luôn phải đảm bảo mang đầy đủ ít nhất 4 loại giấy tờ theo quy định. Theo Khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 được sửa đổi, bổ sung quy định, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các loại giấy tờ sau:
Giấy đăng ký xe.
Giấy phép lái xe (đối với người điều khiển xe cơ giới).
Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với người điều khiển xe cơ giới).
Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự (đối với người điều khiển xe cơ giới).
Khi tham gia giao thông, nếu bị yêu cầu xuất trình giấy tờ mà không mang theo các giấy tờ kể trên thì người lái xe sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung và sửa đổi của Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng nếu người điều khiển xe ô tô không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng giấy phép lái xe bị tẩy xóa (theo Điểm b, Khoản 8, Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 không có giấy phép lái xe (theo Điểm a, Khoản 5, Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
Phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên không có giấy phép lái xe (theo Điểm b Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng khi điều khiển xe ô tô quên không mang giấy phép lái xe (theo Điểm a, Khoản 3, Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
Phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà quên mang giấy phép lái xe (theo Điểm c, Khoản 2 Điều 21 (sửa đổi bởi Khoản 11, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng Theo Điểm b, Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Đối với xe mô tô, xe gắn máy, bao gồm xe máy điện: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng theo Điểm a, Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Sử dụng điện thoại khi đang lái xe là một trong những lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến khiến các tài xế bị xử phạt. Việc di chuyển đến những cung đường mới khiến nhiều lái xe thường sử dụng điện thoại để tìm lộ trình hoặc chỗ ăn, nghỉ… Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tài xế mất tập trung dẫn đến vi phạm luật giao thông.
- Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô hoặc các loại xe tương tự xe tô tô có hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường.
- Ngoài phạt tiền, người điều khiển xe ô tô hoặc các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như:
+ Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
+ Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông. (Theo Điểm a Khoản 4 và Điểm b, Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Điểm c, Điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP))
- Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
- Ngoài phạt tiền, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như:
+ Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
+ Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông.
(Theo Điểm h Khoản 4 và Điểm b, Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Điểm g Khoản 34 và Điểm c Khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP))
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm mà gây tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.
Một trong những lỗi tài xế hay vi phạm luật giao thông là dừng đỗ xe không đúng quy định. Điều 18 Luật Giao thông đường bộ quy định rõ, người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây: Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó; sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn; khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái; xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
Khi dừng, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người lái xe khác biết.
Khi đỗ xe ô tô chiếm một phần đường xe chạy mà không có báo hiệu nguy hiểm theo quy định.
Ngoài ra, trong trường hợp gây ra tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
Dừng, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở các nơi có lề đường, hè phố rộng.
Xe được dừng, đỗ không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình tại những nơi không có lề đường hoặc lề đường hẹp.
Xe dừng, đỗ tại vị trí ngược chiều lưu thông của làn đường
Xe dừng, đỗ trên dải phân cách cố định nằm ở giữa hai phần đường xe chạy.
Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn, đỗ xe trên đường dốc mà không chèn bánh.
Dừng xe không sát lề đường phía bên phải theo chiều đi của mình hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường quá 0,25m.
Xe dừng trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, đường dành riêng cho xe điện, xe buýt, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.
Dừng, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở các đoạn đường có bố trí nơi dừng, đỗ xe.
Dừng, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường hoặc nơi có biển "Cấm dừng xe và đỗ xe".
Người điều khiển rời khỏi vị trí ghế lái, tắt máy khi dừng xe.
Ngoài ra, trong trường hợp gây ra tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
Xe không tuân thủ quy định về dừng, đỗ tại đường ngang.
Xe dừng, đỗ ở trong hành lang an toàn đường sắt.
Xe dừng, đỗ tại nơi đường bộ giao nhau; trong phạm vi 5m từ mép đường giao nhau; điểm dừng của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 5m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí phần đường cho xe ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa.
Đỗ xe không sát lề đường phía bên phải theo chiều đi của mình hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường quá 0,25m.
Xe đỗ trên đường dành riêng cho xe buýt, xe điện; miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, miệng cống thoát nước, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.
Đỗ xe tại vị trí có biển "Cấm đỗ xe" hoặc "Cấm dừng xe và đỗ xe".
Đỗ xe trên đường phố trái quy định của pháp luật.
Dừng, đỗ xe ở phía bên trái đường đôi hoặc bên trái của đường một chiều, trên đoạn đường cong, trên cầu, gầm cầu vượt, gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất, song song với một xe khác đang trong tình trạng dừng, đỗ.
Dừng, đỗ xe ô tô trái quy định gây ùn ứ giao thông.
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Mức phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng được áp dụng với người điều khiển phương tiện dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định trên đường cao tốc; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng, đỗ xe trên đường cao tốc; quay đầu xe trên đường cao tốc.
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
Vượt đèn đỏ cũng là lỗi vi phạm luật giao thông thường gặp ở các tài xế. Với hành vi điều khiển ô tô "Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông" lái xe cũng có thể bị phạt nặng theo quy định.
Theo điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, trong trường hợp người điều khiển ô tô vi phạm lỗi vượt đèn đỏ và không tuân thủ các hiệu lệnh của người kiểm soát giao thông hay tín hiệu của đèn giao thông, mức phạt sẽ là từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng.
Ngoài việc phạt hành chính, người vượt đèn đỏ còn có thể chịu các hình phạt bổ sung khác. Cụ thể, chủ phương tiện vi phạm lỗi sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (bằng lái) từ 01 - 03 tháng theo quy định tại Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Trường hợp, người điều khiển mắc lỗi vượt đèn đỏ và gây tai nạn giao thông, thời gian giữ bằng lái xe là từ 02 - 04 tháng.
Dây an toàn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo tính mạng của tài xế cũng như đối với tất cả người ngồi trên xe trong những tình huống phanh gấp, va chạm... Tuy nhiên, trong những chuyến đi chơi, nhiều người thường quên thắt dây an toàn khiến bị vi phạm luật giao thông và bị CSGT xử phạt.
Người điều khiển xe không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường và chở người trên xe ôtô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Người được chở trên xe ôtô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng theo Khoản 5, Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Lỗi "đi sai làn" - chẳng hạn như bạn điều khiển xe ô tô con nhưng lại đi vào làn đường dành riêng cho xe máy, có thể bị phạt khá nặng với mức từ 3-5 triệu đồng theo khoản 5, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Còn với lỗi "không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường" như đi thẳng ở làn đường có mũi tên rẽ phải, sẽ bị phạt từ 300.000-400.000 đồng.
Người vi phạm luật giao thông là lỗi đi sai làn sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Cụ thể, đối với từng loại phương tiện giao thông, mức tiền phạt như sau:
Trường hợp người điều khiển xe ô tô đi sai làn đường: Mức phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng. Đồng thời, lái xe bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng (được quy định trong Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Trường hợp người tham gia giao thông vi phạm lỗi sai làn đường ô tô và gây tai nạn: Mức phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng, tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (được quy định trong khoản 7 và khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Tại Khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Việc không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng (theo Điểm g Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Bên cạnh đó sẽ bị tước bằng lái xe 01 tháng đến 03 tháng; nếu gây tai nạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.