Ngải cứu tốt cho sức khỏe nhưng những người này không nên ăn ngải cứu vì có thể gây hại cho sức khỏe.
Bài viết trên website Bệnh viện Vinmec cho biết, ngải cứu có hàm lượng tinh dầu từ 0,20 - 0,34% với thành phần chủ yếu là monoterpen, dehydromatricaria ester, tetradecatrilin, tricosanol, aracholalcol và sesquiterpene.
Cây ngải cứu có nhiều tác dụng như an thần, lợi mật, có thể kháng khuẩn, cầm máu. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rau ngải cứu có tác dụng trong điều trị kinh nguyệt không đều, đại tiểu tiện ra máu, chống đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón. Có nhiều cách sử dụng rau ngải cứu, tùy vào mục đích của người sử dụng, ngải cứu có thể sao khô để sử dụng lâu dài hoặc ăn trực tiếp ngải cứu tươi.
Ai không nên ăn ngải cứu?
Mặc dù ăn rau ngải cứu nhiều tác dụng tốt với cơ thể nhưng chúng ta không nên lạm dụng nó. Việc ăn rau ngải cứu quá nhiều hoặc quá thường xuyên có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt với cơ thể. Ăn rau ngải cứu nhiều có thể gây ngộ độc dẫn đến tình trạng chân tay run hoặc co giật dẫn đến tổn thương tế bào não.
Ai không nên ăn ngải cứu?
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là rau ngải cứu. Lý do, ngải cứu nhiều hàm lượng dẫn đến co bóp tử cung, ăn nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ làm mẹ bầu sảy thai.
Với một số mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm hoặc máu nóng thì cũng nên tránh xa ngải cứu trong 3 tháng đầu để tránh tình trạng bị co bóp tử cung, ra máu nhiều.
Người mắc bệnh viêm gan
Trong ngải cứu có loại tinh dầu dễ bay hơi. Tinh dầu trong cây ngải cứu tác dụng chữa bệnh nhưng cũng có độc tính. Chất này sẽ đi vào gan và làm rối loạn chuyển hoá tế bào gan, gây viêm gan cấp tính do trúng độc, viêm gan vàng da, làm gan to, nước tiểu đục… Nếu người bị viêm gan thường xuyên ăn ngải cứu thì tình trạng bệnh sẽ trở nên nặng hơn, nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vì dược tính cao nên ngải cứu cũng nhiều tác dụng phụ. Các chuyên gia khuyến cáo không chỉ ba nhóm người bệnh kể trên mà người bình thường cũng không nên ăn rau ngải cứu thường xuyên, chỉ nên ăn từ 1-2 lần/ tuần. Dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thậm chí gây ảnh hưởng cho hệ thần kinh, dẫn đến co giật, tê liệt… Với người bình thường, ngải cứu cũng không nên dùng để sắc nước, thay thế cho trà xanh sẽ gây phản tác dụng cho sức khoẻ.
Mọi người chỉ nên ăn rau ngải cứu từ 1-2 lần trong một tuần, nếu bị bệnh sử dụng ngải cứu khô để uống thì chỉ nên uống từ 3-5g khô và uống từng đợt, khi khỏi bệnh thì ngưng uống, không nên sử dụng lâu dài.
Theo VTC