Ba số phận hẩm hiu và nỗi đau bệnh tật của hai mẹ con cùng bị thiểu năng trí tuệ

13/10/2021 14:08

Đã hơn nửa năm nay, căn nhà nhỏ nằm cuối thôn Tam Tập của hai số phận hẩm hiu, bệnh tật trở nên ảm đạm bởi chỗ nương tựa duy nhất của hai mẹ con chị Dung là bà Phạm Thị Thúy, mẹ đẻ chị Dung đã qua đời hồi tháng 2/2021. Ngày mẹ qua đời, chị Dung không thể khóc thành lời, không thể lo hậu sự mà mọi việc đều nhờ vào họ hàng, người thân.

Ba số phận hẩm hiu và nỗi đau bệnh tật 

Đến đầu thôn Tam Tập, xã Tân Phong, huyện Ninh Giang (Hải Dương) hỏi thăm về gia đình chị Nguyễn Thị Dung (SN 1986), chúng tôi được người dân nơi đây tận tình chỉ đường và nói giọng chua xót: "Khổ thân hai mẹ con chị ấy, bản thân bị bệnh từ nhỏ không làm được việc gì giờ lại nuôi thêm người con mắc bệnh thiểu năng trí tuệ. Không biết, sau này cuộc sống mẹ con sẽ ra sao nữa…".

Ba số phận hẩm hiu và nỗi đau bệnh tật của hai mẹ con cùng bị thiểu năng trí tuệ - Ảnh 1.

Chị Dung mang trong mình nhiều căn bệnh bên người con gái 8 tuổi thiểu năng trí tuệ

Đã hơn nửa năm nay, căn nhà nhỏ nằm cuối thôn Tam Tập của 2 số phận hẩm hiu, bệnh tật vắng tiếng cười vui và trở nên ảm đạm bởi chỗ nương tựa duy nhất của hai mẹ con chị Dung là bà Phạm Thị Thúy (SN 1948, mẹ đẻ chị Dung) đã qua đời hồi tháng 2/2021. Ngày mẹ qua đời, chị Dung không thể khóc thành lời, không thể lo hậu sự mà mọi việc đều nhờ vào họ hàng, người thân.

Bà Phạm Thị Liên (SN 1960, dì ruột chị Dung) tâm sự: "Khổ lắm cháu ạ! Từ ngày sinh ra đến nay hai mẹ con cháu tôi không có được một ngày hạnh phúc bình yên trọn vẹn. Lúc nào cũng bị bệnh tật đày đọa về thể xác, làm bạn với thuốc thang. Lúc bà ngoại nó còn sống thì còn lo được cho hai mẹ con, bây giờ bà ấy không may khuất đi rồi cho nên mọi sinh hoạt, ăn uống của hai mẹ con đều phụ thuộc vào người thân…".

Ba số phận hẩm hiu và nỗi đau bệnh tật của hai mẹ con cùng bị thiểu năng trí tuệ - Ảnh 2.

Toàn bộ đồ đạc trong nhà chị Dung đều do người thân và một số nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ

Theo lời kể dì ruột, mẹ chị Dung là chị cả trong gia đình có 8 chị em. Cuộc đời của bà Thúy vốn chịu nhiều đắng cay và không được may mắn. Trước khi kết hôn với người chồng cùng huyện Ninh Giang, mẹ chị Dung từng tham gia thanh niên xung phong tại Quảng Bình- Vĩnh Linh. Do hôn nhân đổ vỡ nên bà Thúy khăn gói dẫn người con trai thứ 2 và chị Dung (con út) bỏ đi trong đêm lên tỉnh Lào Cai sinh sống và không cho ai biết.

Ba số phận hẩm hiu và nỗi đau bệnh tật của hai mẹ con cùng bị thiểu năng trí tuệ - Ảnh 3.

Bà Phạm Thị Thúy - mẹ chị Dung từng là thanh niên xung phong

Ba số phận hẩm hiu và nỗi đau bệnh tật của hai mẹ con cùng bị thiểu năng trí tuệ - Ảnh 4.

Từ ngày mẹ qua đời, cuộc sống chị Dung cùng con gái càng trở lên khốn khó hơn

"Ngày phát hiện chị gái cùng 2 con nhỏ bỏ đi, chúng tôi ai cũng lo lắng tìm kiếm mọi nơi nhưng bặt vô âm tín và đều cho rằng đã mất tích. Thậm chúng tôi đã nghĩ đến trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Nhưng 20 năm sau con trai thứ hai của chị gái tìm về quê khiến chúng tôi mừng tủi không cầm được nước mắt. Từ đây mọi người mới biết cuộc sống khốn khổ, bệnh tật của chị gái cùng các cháu ở mảnh đất xứ người. Vài năm sau, anh em cùng người thân lên đón chị gái cùng cháu Dung và con gái về quê sinh sống…", bà Liên kể.

Ba số phận hẩm hiu và nỗi đau bệnh tật của hai mẹ con cùng bị thiểu năng trí tuệ - Ảnh 5.

Con gái 8 tuổi của chị Dung bị bệnh thiểu năng trí tuệ, không thể tự chăm sóc bản thân và khó khăn trong việc học tập

Ba số phận hẩm hiu và nỗi đau bệnh tật của hai mẹ con cùng bị thiểu năng trí tuệ - Ảnh 6.

Do bị bệnh viêm đa khớp nên chị Dung không thể đi lại bình thường và dáng ngồi xiêu vẹo

Ngày trở về quê cha đất tổ, bản thân bà Thúy cùng con gái và cháu ngoại không có tấc đất cắm rùi và mang trên mình nhiều bệnh tật. Riêng chị Dung ngày đó không đi lại được do bị viêm đa khớp, thân hình gày gò, bị bướu cổ phải có người dìu đỡ… Lúc này, anh em, người thân, họ hàng người ít, người nhiều gom góp mua mảnh đất nhỏ xây căn nhà để ba bà cháu có chỗ che nắng mưa và mọi ăn uống sinh hoạt hàng ngày cũng do mọi người hỗ trợ.

Mong ước người mẹ nghèo mắc bệnh thiểu năng 

Cũng theo lời kể của bà Liên, từ khi sinh ra đến nay, bản thân chị Dung luôn lấy bệnh viện làm nhà, không thể tham gia lao động và mọi sinh hoạt cá nhân đều nhờ vào mẹ. Tuy nhiên, giờ đây mẹ đẻ không còn nữa khiến cho cuộc sống của chị cùng con gái càng trở nên khốn khó hơn bao giờ hết.

Ba số phận hẩm hiu và nỗi đau bệnh tật của hai mẹ con cùng bị thiểu năng trí tuệ - Ảnh 7.

Cháu Dịu hiện đang học lớp 2C trường tiểu học Tân Phong

Ngày chào đời, chị Dung vốn đã không được nhanh nhẹn như bạn cùng trang lứa, cho nên khi học hết lớp 1, chị không có khả năng học tiếp và từ đó quẩn quanh ở nhà, mọi công việc đều nhờ vào mẹ, anh trai.

Càng lớn, bệnh tình của chị càng trở nặng nhưng thời điểm đó cuộc sống khó khăn nên gia đình cũng chỉ đủ tiền mua thuốc uống qua loa. Thương con gái còn trẻ bị bệnh tật hành hạ, bà Thúy không đành lòng, bà chạy vạy khắp nơi vay được ít tiền nào bà đều dồn chạy chữa cho con gái. Nhưng tiền hết, bệnh tật không thuyên giảm.

Ba số phận hẩm hiu và nỗi đau bệnh tật của hai mẹ con cùng bị thiểu năng trí tuệ - Ảnh 8.

Giấy xác nhận chị Dung bị thiểu năng trí tuệ mức độ nặng

Ngoài bị thiểu năng trí tuệ, chị Dung còn mắc u tuyến giáp, suy tim, viêm đa khớp.  Năm 2018 chị Dung được chính quyền sở tại (thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) xác nhận khuyết tật thiểu năng trí tuệ mức độ nặng và được hưởng trợ cấp hàng tháng 570 nghìn đồng.

Năm 2013, chị Dung sinh cháu Dịu. Trớ trêu thay, cháu Dịu cũng được xác định bị khuyết tật mắc căn bệnh giống mẹ.

Ba số phận hẩm hiu và nỗi đau bệnh tật của hai mẹ con cùng bị thiểu năng trí tuệ - Ảnh 9.

Ngoài thiểu năng trí tuệ, người phụ nữ đơn thân còn mắc mắc u tuyến giáp, suy tim, viêm đa khớp

Nhìn về phía con gái đang ngồi tập viết trên bàn, chị Dung nghẹn ngào: "Mẹ con tôi sống đến ngày hôm nay đều nhờ vào người thân, họ hàng cùng làng xóm. Ngày nào khỏe, tôi làm được việc vặt trong nhà, còn bản thân bệnh tật không thể lao động. Nếu bản thân tôi có mệnh hệ gì không biết cháu Dịu sẽ thế nào, ai sẽ cưu mang và cháu sẽ nương tựa vào đâu…"

Nói về hoàn cảnh gia đình chị Dung, ông Phạm Trung Tố- Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Tam Tập (xã Tân Phong) nói: "Bản thân chị Dung thuộc diện hộ nghèo của địa phương, là mẹ đơn thân mắc nhiều bệnh và hiện tại đang nuôi con gái 8 tuổi bị thiểu năng trí tuệ. Hoàn cảnh này ở địa phương chúng tôi ai cũng thương xót và mong mọi người quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ".

Ba số phận hẩm hiu và nỗi đau bệnh tật của hai mẹ con cùng bị thiểu năng trí tuệ - Ảnh 10.

Ba số phận hẩm hiu và nỗi đau bệnh tật của hai mẹ con cùng bị thiểu năng trí tuệ - Ảnh 11.

Chị Dung và con gái 8 tuổi bị thiểu năng cần lắm sự chung tay giúp đỡ của mọi người

Trao đổi với PV, cô Bùi Thị Tâm – Phó hiệu trưởng trường tiểu học Tân Phong cho biết, từ trước đến nay trong trường chưa có học sinh nào gia cảnh không chỉ đặc biệt thương tâm mà còn khó khăn như em Dịu. Cho nên, từ năm học đầu tiên đến nay, BGH đều miễn toàn bộ các khoản đóng góp, tiền học… và tặng quà vào những dịp lễ, tết để em có điều kiện được học hành.

"Thời gian tới, BGH chúng tôi sẽ phát động trong toàn trường, quyên góp, ủng hộ hai mẹ con em Dịu để mong gia đình có thêm chút ít kinh phí chạy chữa bệnh tật và lo cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên với sự quan tâm đó không thể làm vơi bớt đi khó khăn hiện tại của chị Dung cùng con gái. Thay mặt nhà trường, tôi mong rằng, các cấp, các ngành, tổ chức thiện nguyện và nhà hảo tâm hãy dang rộng vòng tay, giành sự quan tâm giúp đỡ hai số phận bất hạnh, bệnh tật đáng thương…".

Mọi sự giúp đỡ mẹ con chị Nguyễn Thị Dung - Mã số 700 xin gửi về:

1. Bà Phạm Thị Liên (Dì ruột), thôn Tam Tập, xã Tân Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 700

3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Gia đình và Xã hội. Địa chỉ tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình). Đề gửi: Mã số 700

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/ 0389536068

4. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 125.000.058.110, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 061.100.191.1287, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

Đề gửi Mã Số 700



(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ba số phận hẩm hiu và nỗi đau bệnh tật của hai mẹ con cùng bị thiểu năng trí tuệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO