Là khách mời chuyên gia trong chương trình "Cho ngày hoàn hảo" của VTV2 Đài truyền hình Việt Nam, bác sĩ Mai Văn Sâm đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích giúp khán giả hiểu rõ hơn về bệnh tuyến giáp, cách nhận biết và phòng ngừa mà nhiều người chưa biết.
Mới đây, trong chương trình "Cho ngày hoàn hảo" của VTV2 Đài truyền hình Việt Nam, bác sĩ Mai Văn Sâm – Phụ trách Phòng khám Ung bướu – Nội tiết Bệnh viện đa khoa An Việt (số 1 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội) đã làm khách mời chuyên gia của chương trình với chủ đề về bệnh tuyến giáp.
Bác sĩ Mai Văn Sâm cho biết, mỗi năm anh và ê kíp thực hiện khoảng 1.500 ca phẫu thuật, chủ yếu liên quan đến phẫu thuật ung thư tuyến giáp. Điều này cho thấy các bệnh về tuyến giáp ngày càng có xu hướng gia tăng nhưng cũng đồng thời khẳng định tên tuổi của bác sĩ ngày càng uy tín với người bệnh. Vì thế mà không ít người bệnh đã gắn cho anh biệt danh "bàn tay ma thuật", "bàn tay vàng trong làng tuyến giáp",... Nhưng với bác sĩ Mai Văn Sâm, đó chỉ là danh xưng hàm ý "bác sĩ có rất nhiều kinh nghiệm trong nghề" mà thôi. Với mỗi ca phẫu thuật, bác sĩ luôn tự đặt ra cho mình áp lực thực hiện ca mổ tốt nhất, chi phí ít nhất nhưng phải làm sao hạn chế thấp nhất những tai biến, giúp người bệnh sau phẫu thuật hồi phục nhanh.
Trong talkshow gần 30 phút, với kiến thức và kinh nghiệm hơn 25 năm trong lĩnh vực tuyến giáp, phần trò chuyện của bác sĩ Mai Văn Sâm với MC Mai Phương đã giúp khán giả hiểu rõ hơn về bệnh tuyến giáp, cách nhận biết và phòng ngừa vô cùng hữu ích.
Những người sau đây nên tầm soát ung thư tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, nằm ở vùng cổ trước, phía trước khí quản, có 2 thùy phải và trái, được nối với nhau bởi một eo tuyến giáp, tạo thành hình con bướm. Tuyến giáp có chức năng sản xuất hormone điều hòa nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ, giúp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra nó còn tham gia vào quá trình phát triển của não bộ và xương.
Có 2 nguyên nhân chính gây ra ung thư tuyến giáp: Một là do yếu tố di truyền (gia đình có bố mẹ, anh chị em bị ung thư tuyến giáp). Bệnh ung thư tuyến giáp không di truyền nhưng các gen đột biến gây ung thư tuyến giáp có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; Hai là do môi trường, trong đó các yếu tố ảnh hưởng từ phóng sạ là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư tuyến giáp. Hoặc quá trình điều trị các bệnh ở vùng đầu, mặt cổ bằng các miếng dán phóng sạ, chụp Xquang ở vùng ngực mà chụp nhiều lần cũng sẽ bị ảnh hưởng đến tuyến giáp.
Ngoài ra, ung thư tuyến giáp còn do cơ chế tự miễn, nghĩa là trong cơ thể có sẵn các yếu tố gây bệnh và chỉ cần chờ "điều kiện thuận lợi" để nó biểu hiện thành bệnh. Ví dụ: stress, áp lực, sức khỏe kém, hay quá trình mang thai cũng là cơ chế gây tác động.
Vì thế, những người nằm trong nhóm nguy cơ này nên kiểm tra tuyến giáp định kỳ. Còn nếu không thuộc các nguy cơ trên thì chỉ cần 3-5 năm khám lại một lần.
Cách nhận biết bệnh tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp có nhiều thể như: ung thư tuyến giáp, suy giáp, cường giáp, trong đó cường giáp do basedow chiếm tỷ lệ nhiều. Theo bác sĩ Mai Văn Sâm, để nhận biết bệnh tuyến giáp khá đơn giản. Thứ nhất là siêu âm vùng cổ, thứ 2 là xét nghiệm máu. Trong đó, chỉ số quan trọng nhất là TSH. Từ đó có thể biết bệnh nhân bị cường giáp hay suy giáp hay không.
Ngoài ra cũng có thể quan sát bằng mắt thường. Bác sĩ sẽ nhìn cổ và hướng dẫn bệnh nhân nuốt nước bọt xem có khối bất thường di chuyển theo nhịp nuốt không? Nếu di động theo nhịp nuốt nghĩa là khối u đã phát triển khá to. Nếu nhìn thấy có khối nhưng không di động theo nhịp nuốt thì nó là bệnh khác, không phải bệnh của tuyến giáp. Như vậy chỉ cần soi gương ở nhà chúng ta cũng thấy sự bất thường ở cổ nếu có. Và khi sờ thấy di động dưới tay thì hãy đến gặp bác sĩ tuyến giáp ngay để siêu âm và xét nghiệm.
Tuy nhiên, một bất lợi cho người cổ ngắn hoặc thừa cân béo phì là sẽ bị che lấp các biểu hiện đó nên không biết mình có u. Nếu lành tính thì không sao, còn nếu ác tính thì nó cứ âm thầm phát triển, âm thầm di căn.
Vì sao phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới?
Theo thống kê, phụ nữ bị ung thư tuyến giáp nhiều gấp 3 lần so với nam giới. Vì ở phụ nữ, các tuyến nội tiết phải hoạt động nhiều hơn và bị xáo trộn thường xuyên hơn do kinh nguyệt, mang thai, khi sinh và thời kỳ mãn kinh... Trong đó, quá trình mang thai cũng chính là nguy cơ khiến phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp. Có bệnh nhân khi chưa mang thai không bị bệnh tuyến giáp nhưng trong quá trình mang thai hoặc sau mang thai lại bị. Tại sao? Vì khi cơ thể mang thai là tiếp nhận "vật lạ" từ bên ngoài là tinh trùng, là phôi thai, gây xáo trộn quá trình tiết hormone (đặc biệt là hormone tuyến giáp) và buộc cơ thể phải sản sinh ra kháng thể để không ảnh hưởng đến thai, nên ở một số phụ nữ có triệu chứng gọi là "nhiễm độc thai nghén".
Để thích nghi, cơ thể người nữ phải tìm cách dung hòa để thai không bị đẩy thai ra ngoài. Trong quá trình đó sẽ sinh ra các kháng thể. Các kháng thể sẽ "đánh nhầm" vào tuyến giáp và "khởi động" nên những bệnh tự miễn, trong đó tuyến giáp sẽ chịu ảnh hưởng nhiều. Phụ nữ mắc nhiều bệnh lý về tuyến giáp hơn nam giới là vì thế.
Suy giáp dễ nhầm lẫn với triệu chứng ốm nghén
Một thông tin ít người biết đã được bác sĩ Mai Văn Sâm chia sẻ là: Phụ nữ mang thai cần lưu ý, triệu chứng của suy giáp rất dễ bị nhầm với triệu chứng của nghén nên nhiều người bị suy giáp mà không phát hiện kịp thời. Hormone tuyến giáp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, đứa trẻ chưa tự sản xuất hormone nên cần lấy hormone tuyến giáp của mẹ. "Trong khi đó mẹ đang suy thì lấy đâu ra đủ cho cả mẹ cả con. Cho nên, khi phát hiện có thai, ngoài việc khám sản, phụ nữ cần khám bác sĩ chuyên khoa tuyến giáp, nội tiết. Và để phòng ngừa, lưu ý các bạn trẻ đang có kế hoạch có thai cũng nên đi kiểm tra", bác sĩ Mai Văn Sâm nói.
Phương pháp chữa trị
Mỗi thể bệnh và giai đoạn bệnh sẽ có phương phương pháp khác nhau. Ví dụ người bị suy giáp nhẹ, cường giáp nhẹ thì chỉ cần thay đổi chế độ ăn, là bệnh đã có thể ổn định. Còn nếu suy giáp nặng thì phải bổ sung hormone tuyến giáp. Đối với cường giáp nặng là cường giáp do basedow thì phải điều trị bằng thuốc hoặc uống iot 131 tức là uống xạ hoặc phẫu thuật.
Đối với ung thư tuyến giáp, càng phát hiện sớm càng tốt và phẫu thuật là lựa chọn đầu tay, tuy nhiên có khác là phẫu thuật như thế nào. Ngày trước cứ ung thư là cắt toàn bộ tuyến giáp nhưng bây giờ là phẫu thuật bảo tồn, tức là bệnh đến đâu cắt bỏ đến đó, còn phần lành thì được bảo tồn để tuyến giáp sản xuất hormone giúp cho người bệnh gần như khỏi bệnh, không phải uống hormone tuyến giáp và tỷ lệ của tai biến sau phẫu thuật sẽ giảm đi rất nhiều.
Phòng ngừa bệnh tuyến giáp thế nào?
- Đầu tiên phải có cơ thể khỏe mạnh, cân đối, cân nặng vừa đủ, không thừa không thiếu. Thừa thì đồng nghĩa với việc mắc các bệnh kèm theo như: rối loạn chuyển hóa mỡ, đái thái đường, bệnh tim mạch; khi thiếu cân thì cơ thể có nguy cơ thiếu máu, thiếu các chất để tạo nên phản ứng miễn dịch, kháng thể kém.
- Tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, chuyển hóa tốt; ăn uống đủ chất để cân bằng dinh dưỡng.
- Giảm các stress thì bệnh mới bớt và giảm. Nếu stress kéo dài, dồn dập sẽ khởi sinh bệnh tự miễn (yếu tố gây bệnh sẵn có trong cơ thể).
- Khi đi khám bệnh không được lạm dụng chỉ định. Theo bác sĩ Mai Văn Sâm: "Ngay cả khi bác sĩ có chỉ định thì chúng ta cũng phải cân nhắc có đồng ý với chỉ định đó không, có lặp lại nhiều lần Xquang ở vùng đầu mặt cổ hay không? Vì khi chụp tia X ở vùng đầu mặt cổ, tuyến giáp nếu không được che chắn cẩn thận sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Rồi u máu ở vùng đầu mặt cổ có nhiều cách để chữa: đốt lazer, phẫu thuật, chứ không phải có mỗi phương pháp là dán miếng phóng sạ để điều trị. Nếu không cẩn thận thì chữa xong bệnh này lại sang bệnh khác".
PV
Với kinh nghiệm hơn 25 năm về tuyến giáp, bác sĩ Mai Văn Sâm không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có nhiều cải tiến đột phá trong phẫu thuật tuyến giáp, giúp bệnh nhân không bị tai biến sau phẫu thuật và ít tốn kém hơn. Mọi người có câu hỏi cần tư vấn BS. Mai Văn Sâm xin liên hệ một trong hai cách sau:
Cách 1: Nhắn tin vào Fanpage của bác sĩ: https://www.facebook.com/inlove200x (ưu tiên sử dụng cách này để được trả lời sớm nhất).
Cách 2: Nhắn tin vào Zalo của bác sĩ: 0912290206 (Chỉ nhắn tin không kết bạn).