Theo quy định có một số lỗi sẽ dẫn đến việc người điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện sẽ bị tịch thu ô tô, xe máy vĩnh viễn. Đó là trường hợp nào?
Bộ Công an đang lấy ý kiến về dự thảo xử lý vi phạm giao thông, trong đó nhiều hành vi vi phạm ngoài phạt tiền sẽ bị tịch thu ô tô, xe máy vĩnh viễn.
Dự thảo quy định các trường hợp ô tô (gồm rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự ô tô, xe chở người, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ bị tịch thu nếu:
Tài xế lái xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông. Lái xe sản xuất, lắp ráp trái quy định (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông, rơ moóc và sơ mi rơ moóc được kéo theo).
Các hành vi này bị tịch thu phương tiện (trừ trường hợp xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký, nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách).
Cùng với đó là hành vi lái xe không có chứng nhận đăng ký xe theo quy định, hoặc sử dụng chứng nhận đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Theo dự thảo khi thực hiện các hành vi trên mà không có chứng nhận đăng ký xe hoặc sử dụng chứng nhận đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu xe.
Dự thảo cũng quy định, sẽ tịch thu phương tiện khi điều khiển ô tô chạy đua trái phép trên đường giao thông (trừ vật nuôi kéo, cưỡi)…
Buông cả hai tay khi đang lái xe; dùng chân lái xe; ngồi về một bên lái xe; nằm trên yên lái xe; thay người cầm lái khi xe đang chạy; quay người về phía sau để lái xe hoặc bịt mắt lái xe.
Lái xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị. Lái xe chạy bằng một bánh với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh với xe ba bánh. Lái xe thành nhóm từ 2 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
Dự thảo nêu rõ nếu thực hiện các hành vi trên mà không có chứng nhận đăng ký xe hoặc sử dụng chứng nhận đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu xe.
Tài xế xe máy chuyên dùng sẽ bị tịch thu xe trong một số trường hợp vi phạm như lái xe sản xuất, lắp ráp hoặc cải tạo trái quy định tham gia giao thông...
Người đi xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác sẽ bị tịch thu xe khi tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi gồm: lái xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường; đi xe bằng một bánh với xe đạp, xe đạp máy, đi xe bằng hai bánh với xe xích lô.
Theo Khoản 3 Điều 17 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ trên quy định sau khi phương tiện giao thông (xe máy) vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Theo Điểm a Khoản 2 Điều 23 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ trên quy định đối với trường hợp xe máy vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu nhưng đã đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật dân sự thì bên nhận thế chấp được nhận lại xe máy hoặc trị giá tương ứng với nghĩa vụ được bảo đảm (xe máy).
Đồng thời cá nhân vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá xe máy vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, trong trường hợp đã bị xử lý vi phạm hành chính tịch thu phương tiện thì cá nhân vi phạm không được được lấy lại xe máy.
- Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến;
Trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
- Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ.
- Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.