Theo quy định của pháp luật thì ban quản lý nhà chung cư có quyền gì? Ai là người có quyền bầu ra ban quản lý nhà chung cư?
Căn cứ Điều 43 Thông tư 05/2024/TT-BXD, quy định về quyền của ban quản lý chung cư như sau:
(i) Thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của Thông tư 05/2024/TT-BXD và hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành đã ký với Ban quản trị hoặc người đại diện quản lý nhà chung cư (đối với nhà chung cư không phải thành lập Ban quản trị); thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo hợp đồng bảo trì nếu có năng lực bảo trì; trường hợp chưa ký hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư 05/2024/TT-BXD thì thực hiện theo nội dung đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua.
(ii) Ký kết hợp đồng phụ với các đơn vị cung cấp dịch vụ trong việc quản lý vận hành nhà chung cư (nếu có); giám sát việc cung cấp các dịch vụ của các đơn vị này.
(iii) Thông báo bằng văn bản về việc thu, nộp các khoản kinh phí có liên quan; thông báo các yêu cầu, nội dung cần chú ý cho người sử dụng nhà chung cư trong trường hợp xảy ra các tình huống đột xuất như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn; hướng dẫn việc lắp đặt các thiết bị trong phần sở hữu riêng của chủ sở hữu.
(iv) Thu kinh phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo thỏa thuận với các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; chi trả thù lao cho các thành viên Ban quản trị theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư.
(v) Định kỳ hàng năm tại Hội nghị nhà chung cư thường niên hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị quản lý vận hành phải báo cáo công khai về công tác quản lý vận hành nhà chung cư với Ban quản trị, báo cáo tình hình quản lý vận hành tại Hội nghị nhà chung cư, lấy ý kiến góp ý của chủ sở hữu, người sử dụng về việc cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư.
(vi) Phối hợp với Ban quản trị nhà chung cư để giải quyết các vấn đề khác có liên quan trong quá trình quản lý vận hành nhà chung cư.
(vii) Chấp hành quyết định giải quyết, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(viii) Phải bàn giao lại hồ sơ nhà chung cư cho Ban quản trị; bàn giao các công việc liên quan đến quản lý vận hành nhà chung cư cho đơn vị quản lý vận hành mới.
(ix) Thực hiện các quyền và trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư theo các thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành đã ký kết hoặc theo nội dung đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua trong trường hợp chưa ký kết hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư 05/2024/TT-BXD; trường hợp Ban quản trị không tuân thủ các thỏa thuận nêu tại khoản này thì đơn vị quản lý vận hành được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết hoặc nội dung đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; được tiếp tục thực hiện hợp đồng trong trường hợp được Hội nghị nhà chung cư đánh giá vẫn thực hiện tốt các nội dung trong hợp đồng.
File word Đề cương so sánh Luật Đất đai 2024 với Luật Đất đai 2013 (30 trang) |
Toàn văn File Word Luật Đất đai của Việt Nam qua các thời kỳ [Cập nhật 2024] |
File Word Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 26/08/2024] |
Giải đáp câu hỏi: Ban quản lý chung cư có quyền gì? Ai có quyền bầu ra ban quản lý chung cư
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo như quy định tại khoản (i) nêu trên thì có thể thấy ban quản lý chung cư được thành lập dựa trên hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành chung cư ký với Ban quản trị nhà chung cư hoặc người đại diện quản lý nhà chung.
Do đó, khác với ban quản trị nhà chung cư theo quy định tại Điều 19 Thông tư 05/2024/TT-BXD ban quản lý nhà chung cư là đơn vị độc lập ký hợp đồng với Ban quản trị nhà chung cư để thực hiện quản lý, vận hành nhà chung cư mà không do bên nào bầu ra.
Căn cứ Điều 42 Thông tư 05/2024/TT-BXD, quy định về quyền và trách nhiệm của người sử dụng không phải là chủ sở hữu nhà chung cư như sau:
(i) Sử dụng phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và Thông tư 05/2024/TT-BXD.
(ii) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo đúng nội dung đã thỏa thuận với chủ sở hữu trong trường hợp người sử dụng không phải là chủ sở hữu.
(iii) Tham dự Hội nghị nhà chung cư (đối với trường hợp nhà chung cư có một chủ sở hữu); thay mặt chủ sở hữu tham dự Hội nghị nhà chung cư và biểu quyết, bỏ phiếu nếu chủ sở hữu không tham dự (đối với trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu); trường hợp trong một căn hộ hoặc phần diện tích khác của nhà chung cư có nhiều người đang cùng sử dụng thì ủy quyền cho một người đại diện để tham dự và biểu quyết tại Hội nghị nhà chung cư.
(iv) Thực hiện các quyền và trách nhiệm có liên quan quy định tại các khoản (ii), (iii), (iv), (v), (vi), (vii), (viii) và khoản (x) Mục 1.1 nêu trên.