Viêm họng mãn tính nếu không được điều trị đúng cách không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp mà còn có thể gây viêm cầu thận, viêm khớp, thấp tim và tăng nguy cơ gây ung thư vòm họng.
Viêm họng hầu hết là do virus, vi khuẩn hoặc do các yếu tố môi trường như khói bụi, không khí khô. Viêm họng có 2 loại, trong đó:
Là thể viêm họng điển hình, thường phát triển vào mùa lạnh, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Viêm họng cấp tính có thể xuất hiện riêng biệt hoặc cùng các bệnh viêm đường hô hấp như cúm, sởi…, hoặc xuất hiện với viêm VA, viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang…
Viêm họng hạt mạn tính là hậu quả của tình trạng viêm họng hạt cấp kéo dài và không điều trị dứt điểm, bệnh quay lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh lúc này đã có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó để điều trị triệt để.
Viêm họng mạn tính có hai thể điển hình là viêm họng mạn tính lan tỏa và viêm họng mạn tính khu trú (gồm viêm VA mạn tính và viêm amidan mạn tính).
Viêm họng hạt mãn tính gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh. Các triệu chứng lúc này thường kéo dài và ở mức độ nặng hơn cấp tính:
– Ho khan với tần suất dày đặc và nặng hơn. Ban đầu chỉ với biểu hiện ho khan, về sau kèm theo cả ho có đờm.
– Cảm giác vướng víu, ngứa rát ở trong cổ họng.
– Đau rát cổ họng dữ dội, đặc biệt là dễ nhận thấy nhất khi ăn. Thậm chí khi uống nước hay chỉ nuốt nước miếng cũng thấy đau.
– Có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi trầm trọng. Lâu dần cơ thể suy nhược, sụt cân, đau đầu và có thể bị sốt.
Viêm họng có thể gây áp-xe, viêm tấy quanh họng, viêm tấy amidan, áp-xe thành sau họng…
Viêm họng có thể dẫn đến viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Viêm tai giữa là biến chứng thường gặp xuất hiện sau viêm họng, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm tai xương chũm với triệu chứng sốt cao, hốc hác, đau tai, nghe kém, chảy mủ. Biến chứng nặng có thể gây tử vong.
Viêm họng có thể lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản, viêm khí quản hoặc viêm phế quản. Nhiều trường hợp người bệnh bị nhiễm lạnh, vi trùng có thể từ đường hô hấp trên nhanh chóng tiến vào phổi gây viêm phổi. Viêm phổi có thể gây ra tình trạng thiếu oxy, khó thở và nguy cơ tử vong cao.
Trong các tác nhân gây bệnh viêm họng thì liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A (Streptococcus nhóm A) khi xâm nhập vào họng có thể gây viêm cầu thận, viêm khớp và thấp tim. Nguyên nhân vì vỏ của liên cầu khuẩn có cấu tạo giống cơ tim, thận và khớp. Cơ thể tạo ra kháng thể tấn công vi khuẩn, cũng đồng thời có thể phá hủy mô nội mạc tim. Điều này xảy ra tương tự ở thận và khớp. Thấp tim có thể dẫn đến viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, gây rối loạn nhịp tim, suy tim, đột quỵ và thậm chí là tử vong.
Ngoài ra, tình trạng viêm họng mạn tính có thể gây suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh do tình trạng ho nhiều, nhất là vào ban đêm. Nó thậm chí có thể diễn tiến thành ung thư vòm họng nếu không phát hiện và ngăn chặn sớm.
Do tính chất dai dẳng của viêm họng hạt mãn tính, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tình trạng này bao gồm:
- Thuốc giảm ho: Làm dịu cơn ho dai dẳng để ngăn chặn áp lực trong cổ họng.
- Thuốc long đờm: Có tác dụng làm sạch đờm ở cổ họng, tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
- Thuốc kháng sinh: Có tác dụng diệt vi khuẩn, virus gây bệnh.
Được dùng khi tình trạng viêm nhiễm quá nặng, hạt to và mọc nhanh. Tia nhiệt điện hoặc tia laze được sử dụng để loại bỏ các hạt viêm họng hạt một cách nhanh chóng. Tuy nhiên chi phí khá cao, có thể tái phát và dẫn đến biến chứng như viêm họng, mất máu, sẹo họng,...