Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.
Nước dừa được chứng minh là có lợi cho sức khỏe tổng thể cho nhiều người và là một thức uống tốt cho người bệnh tiểu đường. Theo các chuyên gia y tế, nước dừa hỗ trợ kiểm soát bệnh đái tháo đường và có khả năng làm giảm lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, nước dừa cũng chứa đường tự nhiên, vì vậy người bệnh tiểu đường khi uống nước dừa cần làm đúng các "nguyên tắc" để mang lại lợi ích cho sức khỏe:
Nước dừa giúp kiểm soát lượng đường trong máu nhờ có chứa hàm lượng cao Kali, mangan, magie, vitamin C, L – arginine. Những chất có khả năng cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin.
Theo một số nghiên cứu, nước dừa có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng stress oxy hóa, từ đó hạn chế các biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thần kinh, thận...
Nước dừa đặc biệt chứa nhiều vitamin, khoáng chất và axit amin thiết yếu. Mỗi cốc nước dừa chứa đầy vitamin C, riboflavin, canxi, magiê, kali, natri và mangan. Những chất dinh dưỡng này giúp kiểm soát sự dao động của lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng carbohydrate hấp thụ cũng quan trọng như theo dõi lượng đường. Lượng carbohydrate cao có thể làm tăng lượng đường huyết nhanh chóng sau bữa ăn, gây hại cho bệnh tiểu đường. Nước dừa không chỉ ít carbohydrate mà còn giàu chất xơ có thể giữ lượng đường trong máu ở mức kiểm soát.
Những người bị bệnh tiểu đường thường bị lưu thông máu kém. Do đó, người bệnh tiểu đường thường hay bị tê chân, mờ mắt và suy thận. Nước dừa cải thiện lưu thông máu bằng cách mở rộng các mạch máu, giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, nước dừa còn có khả năng ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Tăng cân bất thường là một trong những biến chứng của bệnh nhân đái tháo đường. Nước dừa có khả năng ngăn chặn cơn đói, ngăn ngừa ăn quá nhiều thức ăn nhiều đường. Ngoài ra, nước dừa còn không chứa cholesterol lại giàu axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa. Cả 3 chất này đều cần thiết để quản lý trọng lượng cơ thể.
- Uống nước dừa nguyên chất, không pha thêm đường, không sử dụng nước dừa đóng lon có chất tạo ngọt.
- Không ăn cùi dừa vì trong cùi dừa có chứa nhiều chất béo bão hòa, làm tăng nguy cơ biến chứng cho người bị đái tháo đường.
- Uống nước dừa đúng thời điểm, nên uống vào buổi chiều để tăng cường miễn dịch, cải thiện tình trạng sức khỏe tim mạch.
- Bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ, thấp khớp, thận mạn tính thì không nên uống nước dừa.
- Dừa già sẽ tốt cho bệnh nhân tiểu đường hơn là trái dừa non vì nước dừa non chứa nhiều đường hơn nước dừa già.
- Chỉ nên uống 250ml nước dừa mỗi ngày và chia thành hai lần uống.