Củ nghệ rất tốt cho người bệnh tiểu đường bởi chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Nghệ là loại gia vị quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong mỗi bữa cơm của gia đình người Việt. Một số bằng chứng nghiên cứu đã phát hiện lợi ích của nghệ với người bệnh tiểu đường (đái tháo đường).
Theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ), trong nghệ có chứa một loại polyphenol gọi là curcumin. Curcumin là chất chống ô xy hóa và kháng viêm. Nghiên cứu cho thấy curcumin có tác dụng ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2.
Củ nghệ chứa nhiều chất curcumin – một chất có khả năng làm giảm nồng độ glucose trong máu, từ đó cải thiện được một số đề khác liên quan đến bệnh tiểu đường.
Curcumin còn có thể ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường bằng cách hoạt động như một chất chống viêm và chống oxy hóa. Nó ức chế tác động của một số enzyme trong cơ thể gây viêm. Đây là lý do tại sao nghệ là phương pháp điều trị phổ biến cho những người bị đau cơ sau khi tập luyện hoặc viêm khớp.
Việc tiêu thụ nghệ còn có thể giúp những người mắc bệnh tiểu đường dễ kiểm soát bệnh hơn, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường, ví dụ như đục thuỷ thể. Bên cạnh đó, các hợp chất từ nghệ còn giúp cơ thể giảm tình trạng kháng insulin – nguyên nhân của lượng đường huyết tăng lên. Nghệ cũng có tác dụng giúp giảm mức cholestorol xấu trong máu để tránh tình trạng mỡ máu.
Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất ở người tiểu đường, chẳng hạn như kháng insulin, đường huyết cao, huyết áp cao, chất béo trung tính tăng và béo phì.
Chất curcumin trong nghệ không chỉ giúp điều chỉnh quá trình chuyển hóa lipid mà còn giảm tình trạng kháng insulin, hạ huyết áp và giảm tình trạng cơ thể sản xuất các tế bào mỡ mới.
Viêm nhiễm trong cơ thể là vấn đề khó tránh khỏi ở các bệnh mạn tính, trong đó có tiểu đường loại 2. Đường huyết tăng cao bất thường sẽ kích hoạt các loại protein gây viêm. Chất curcumin lại có khả năng ngăn chặn sự kích hoạt này, từ đó giúp giảm viêm.
Bệnh thận đái tháo đường là một trong số nhiều biến chứng do tiểu đường gây ra. Chức năng hoạt động của thận sẽ bị suy giảm, từ đó ảnh hưởng đến khả năng lọc, loại bỏ chất thải và điều hòa chất lỏng của cơ thể.
Tình trạng này đặc trưng với nồng độ chất albumin cao trong nước tiểu, tăng huyết áp động mạch và giảm độ lọc cầu thận. Trong khi đó, chất curcumin lại giúp kiểm soát bệnh thận do đái tháo đường bằng cách đẩy nhanh quá trình creatine và urê ra khỏi cơ thể, giảm nồng độ albumin và các enzym trong nước tiểu.
Bệnh mạch máu tiểu đường xảy ra khi các mạch máu trên khắp cơ thể bị tổn thương do tình trạng viêm lan rộng. Theo nghiên cứu, curcumin trong nghệ có thể giảm các biến chứng khác nhau của bệnh mạch máu do tiểu đường. Cụ thể, curcumin góp phần ngăn chặn sự tích tụ của các protein gây viêm và ức chế sự hoạt hóa của một số tế bào thúc đẩy căng thẳng oxy hóa và tổn thương tế bào. Curcumin cải thiện quá trình chữa lành vết thương và hình thành các mạch máu mới, giảm yếu tố hoại tử khối u gây co thắt quá mức các mạch máu.
Curcumin có trong nghệ có thể cải thiện các dấu hiệu của căng thẳng oxy hóa trên khắp cơ thể bằng cách tăng mức độ của một số chất chống oxy hóa như superoxide dismutase. Curcurmin làm tăng kích hoạt các enzym (peroxit lipid và glutathione peroxidase) có tác dụng phá vỡ các gốc tự do có hại. Các gốc tự có hại (oxy phản ứng, các loại nitơ) là những phân tử không ổn định gây tổn thương tế bào lan rộng khắp cơ thể.
Theo các nhà khoa học Mỹ, curcumin có thể gây một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban. Curcumin cũng tương tác với một số thuốc như thuốc chống đông máu, chống trầm cảm, kháng sinh, tim mạch và điều trị ung thư.
Vì vậy, chỉ nên dùng nghệ như một gia vị chế biến món ăn, không thay thế nghệ cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường đã được bác sĩ chỉ định. Nếu muốn sử dụng nghệ như một chất bổ sung, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn liều phù hợp để giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả nhất.
Nghệ mặc có nhiều dược tính nên chỉ nên sử dụng nghệ ở mức vừa phải. Dùng nghệ quá nhiều có thể gây buồn nôn, khó chịu về tiêu hóa, tiêu chảy, đầy hơi, phân vàng và đau đầu.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không dùng nghệ trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân bị ợ nóng và trào ngược axit.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú (tham khảo ý kiến bác sĩ trước).
- Người bị bệnh túi mật.
- Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, tim mạch hoặc thuốc chống ung thư.
- Người chuẩn bị phẫu thuật.