Bất ngờ tác dụng phụ của rau muống, rất nhiều người không biết

01/07/2024 12:20

Một trong các thức ăn mà người bị gout (gút) cần kiêng chính là rau muống.

Bất ngờ lợi ích của rau muống với sức khỏe

Rau muống không chỉ là món ăn quen thuộc của người Việt, rau muống còn là thực phẩm yêu thích ở nhiều nơi trên thế giới như đảo Bali (Indonesia), Trung Quốc, Ấn Độ,... và xuất hiện nhiều ở các nhà hàng trên thế giới từ Anh quốc, Mỹ đến Australia...

Rau muống rẻ tiền nhưng đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g rau muống chứa 90% nước, 3g chất xơ, 3g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie…

Bất ngờ tác dụng phụ của rau muống, rất nhiều người không biết- Ảnh 2.
Ảnh minh họa

Theo Đông y, rau muống vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng giải độc, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt. Dân gian dùng rau muống để phòng và chữa một số chứng bệnh thường gặp.

Cứ 100g rau muống chứa 90% nước, 3g chất xơ, 3g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie. Loại rau bình dân và rẻ tiền này đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe. Ăn rau muống có lợi cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, giảm nguy cơ táo bón.

4 tác dụng phụ của rau muống rất nhiều người không biết

Rau muống gây sẹo lồi

Bên trong rau muống có chứa những hợp chất kích thích tế bào gây sẹo. Nếu cơ thể bị vết thương ở phần mềm mà ăn nhiều rau muống sẽ khiến vết thương để lại sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, khi cơ thể đang bị thương, đặc biệt là sau phẫu thuật chỉ nên ăn rau muống khi vết thương đã phục hồi hoàn toàn.

Bất ngờ tác dụng phụ của rau muống, rất nhiều người không biết- Ảnh 3.
Ảnh minh họa

Tăng triệu chứng của gout, sỏi thận

Một trong các thức ăn mà người bị gout (gút) cần kiêng chính là rau muống. Khi ăn rau muống cơ thể sẽ sinh ra nhiều axit uric hơn khiến người bị bệnh gout cảm thấy đau đớn, khó chịu hơn. Bên cạnh đó, ăn rau muống cũng khiến bổ sung một lượng tương đối canxi oxalat là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Nếu bạn đang bị sỏi thận hoặc các vấn đề về thận thì nên hạn chế ăn rau muống.

Tăng các triệu chứng đau nhức xương khớp

Mặc dù tây y không có nghiên cứu rõ ràng về vấn đề ảnh hưởng của rau muống đối với những người bị đau nhức xương khớp, nhưng theo đông y thì rau muống sẽ khiến bệnh về xương khớp phát triển xấu hơn, tăng cảm giác đau nhức nếu ăn nhiều.

Giảm tác dụng của thuốc

Rau muống thực tế cũng là một vị thuốc trong đông y nên khi bạn đang điều trị bằng thuốc đông y mà ăn nhiều rau muống thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Vì vậy, nếu đang uống thuốc đông y thì cần hỏi kỹ bác sĩ có nên ăn rau muống không để không làm mất tác dụng của thuốc.

Ăn rau muống thế nào để an toàn nhất?

- Để an toàn, rtoots nhất khi ăn rau muốn nên rửa sạch, sau đó ngâm rau muống vào nước muối loãng trước khi nấu. 

- Nếu có thời gian, bạn nên rửa sạch rau muống, để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn (lượng thuốc sâu sẽ bị phân hủy bớt).

- Không ăn rau muống sống (nhất là rau muống chẻ ngọn), chỉ ăn rau chín kỹ (không ăn rau muống luộc, nấu vẫn còn tái).

- Với một số bệnh về đường tiêu hóa làm giảm khả năng xử lý thức ăn như viêm loét đại tràng chỉ nên ăn phần rau non, mềm, không nên ăn phần rau già, cứng, vì hàm lượng chất xơ cao và có thể gây đầy hơi, khó tiêu.

Theo giadinh.suckhoedoisong.vn
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/bat-ngo-tac-dung-phu-cua-rau-muong-rat-nhieu-nguoi-khong-biet-172240701113700442.htm
Copy Link
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/bat-ngo-tac-dung-phu-cua-rau-muong-rat-nhieu-nguoi-khong-biet-172240701113700442.htm
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bất ngờ tác dụng phụ của rau muống, rất nhiều người không biết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO