Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp ở trẻ em và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách...
PGS.TS.BS. Trần Thanh Tú (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, bệnh sởi hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc hỗ trợ để ngăn ngừa bệnh tiến triển dẫn đến biến chứng.
Điều trị bệnh sởi tại nhà:
Khi nào cần nhập viện?
Cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện khi gặp phải một trong các triệu chứng sau:
Phòng ngừa chủ động:
Theo PGS.TS.BS. Trần Thanh Tú, đến nay tiêm phòng vaccine sởi là cách hiệu quả nhất để chủ động phòng ngừa bệnh sởi và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Theo đó, các mũi tiêm vaccine sởi được tiến hành vào các giai đoạn:
Người lớn chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm vaccine có thể tiêm phòng để bảo vệ bản thân.
Phòng ngừa thụ động
Tại thời điểm dịch bệnh sởi đang diễn ra trên nhiều vùng miền trong cả nước, các biện pháp dự phòng thụ động cũng vô cùng quan trọng bên cạnh tiêm phòng vaccine sởi, gồm:
- Trong mùa dịch, hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, cần tránh tiếp xúc với người bệnh.
- Nếu có người mắc sởi trong nhà, cách ly ít nhất 4 ngày sau khi phát ban.
- Tăng cường hệ miễn dịch:
- Ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin A, vitamin C, vitamin D.
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên...
PGS.TS.BS. Trần Thanh Tú cho biết, bệnh sởi là do virus gây nên, nếu không có biến chứng hầu hết các trường hợp bệnh sởi sẽ khỏi sau khoảng 2-3 tuần. Điều đáng nói là khi virus sởi xâm nhập cơ thể sẽ làm tổn thương suy giảm hệ miễn dịch của người. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:
- Viêm phổi do bệnh sởi - đây là biến chứng phổ biến nhất, là nguyên nhân chính gây tử vong do sởi.
- Viêm não do bệnh sởi – tuy hiếm gặp nhưng nguy hiểm, để lại hậu quả lâu dài vì có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
- Tiêu chảy, mất nước nghiêm trọng dễ xảy ra ở trẻ nhỏ.
- Viêm tai giữa với các triệu chứng: Đau tai, thủng màng nhĩ… có thể ảnh hưởng đến thính lực.
- Viêm thanh quản với các biểu hiện trẻ khó thở thanh quản, khàn tiếng…
- Viêm loét giác mạc có thể dẫn đến mù loà.
Suy dinh dưỡng do giảm hấp thu chất dinh dưỡng trong quá trình bệnh.
Các biến chứng này có thể giảm thiểu nếu phát hiện bệnh sớm và được chăm sóc y tế đầy đủ.
Nguyễn Hà