Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận trong cơ thể, trong đó có hệ thống tiêu hóa, gây ra các rối loạn.
Rối loạn tiêu hóa là biến chứng thường gặp trong bệnh tiểu đường và biến chứng này chiếm tỷ lệ rất cao (tới 50% số người bệnh) và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đường huyết cao nên bệnh đái tháo đường (nhất là ở người mắc bệnh lâu năm) có thể gây ra rối loạn trên suốt đường tiêu hóa, một số ảnh hưởng điển hình và thường gặp.
Hầu hết người mắc tiểu đường lâu năm đều gặp vấn đề về tiêu hóa như là trào ngược axit, viêm dạ dày, buồn nôn, hội chứng ruột kích thích.
Các nguyên nhân có thể là:
Liệt dạ dày
Liệt dạ dày do đái tháo đường lâu năm, bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn, cảm giác sớm thấy no nên không thể ăn được nhiều. Việc chán ăn, ăn không được nhiều và nôn khiến cho bệnh nhân dễ dẫn đến suy nhược cơ thể, cơ thể mệt mỏi vì thiếu chất dinh dưỡng, có thể thiếu máu do thiếu vitamin và sắt, hạ huyết áp, thức ăn có thể bị kết thành khối trong dạ dày gây tắc. Ngoài ra còn ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình điều trị bệnh do thuốc uống vào không được hấp thu và cũng là một trong những nguyên nhân gây dao động đường huyết nhiều hơn.
Rối loạn vận động thực quản
Đường huyết quá cao sẽ là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn vận động thực quản. Bệnh nhân có thể đến gặp bác sĩ và than phiền về chứng khó nuốt, thức ăn bị nghẹn, cảm giác nóng bỏng ở ngực do trào ngược dạ dày - thực quản, thậm chí đau ngực (dễ nhầm với cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim). Khi có triệu chứng trên, các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân soi thực quản để loại trừ các nguyên nhân khó nuốt khác như: u thực quản, viêm thực quản, nhiễm nấm thực quản.
Rối loạn ở ruột và trực tràng
Bệnh đái tháo đường cũng có thể gây ra biến chứng ở ruột và trực tràng. Điển hình là những đợt đi ngoài phân lỏng nát có thể tới cả chục lần/ngày. Những đợt đi ngoài phân lỏng này có thể dừng lại xen kẽ với khoảng thời gian đi ngoài bình thường, thậm chí táo bón. Vì thế nên lưu ý khả năng việc dùng thuốc chữa đái tháo đường là metformin và thuốc ức chế men alpha glucosidase có thể gây ra những rối loạn ở ruột.
Đi ngoài không tự chủ cũng là tình trạng đáng ngại vì những biến chứng của đái tháo đường gây cho hệ tiêu hóa. Với người đái tháo đường có biến chứng thần kinh tự động, phần lớn bệnh nhân đều cảm giác thấy có phân trong trực tràng nhưng không thể kìm hãm sự tống phân một cách chủ động. Có lúc bệnh nhân không tự chủ được, phân có thể són ra quần.
Táo bón
Người bệnh tiểu đường rất hay bị mắc chứng táo bón. Đây là hệ quả của biến chứng thần kinh tự chủ do bệnh đái tháo đường. Khi đường huyết tăng cao làm giảm hàm lượng nước trong ruột, đồng thời gây tổn thương hệ thần kinh tự chủ làm chậm rỗng dạ dày, giảm nhu động ruột và dẫn đến tình trạng táo bón ở người bệnh, với các triệu chứng như ít đi cầu, đau bụng, khó đi cầu, phân cứng, cảm giác bị kẹt lại ở hậu môn, phải rặn gắng sức phân mới ra ngoài được. Táo bón kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ăn ngủ không ngon, luôn có cảm giác đầy tức bụng, suy nhược cơ thể.
Đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường, táo bón khiến người bệnh không muốn ăn, giảm hấp thu nên có thể gây tình trạng hạ đường huyết, đồng thời cũng có thể gây biến chứng nhiễm toan ceton do tích tụ ammonia hay nhiễm khuẩn tiêu hóa.
Việc đường máu tăng cao trong bệnh đái tháo đường có thể gây ra những rối loạn hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Nguyên tắc chung trong điều trị rối loạn tiêu hóa ở người bệnh tiểu đường là giữ đường máu ổn định tốt sẽ phòng ngừa được rối loạn tiêu hóa. Trong trường hợp nếu người bệnh có biến chứng thì nên lạc quan vì sẽ có cách điều trị cho từng trường hợp cụ thể sau khi bác sĩ khám để tìm ra nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và có các biện pháp chữa trị kịp thời.
Bên cạnh đó cần chủ động phòng ngừa bằng cách: