Cách đánh giá viên chức vi phạm chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình

26/08/2024 08:17

Bộ Nội vụ trả lời công dân về cách đánh giá viên chức vi phạm chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình.

Chị Tươi ở tỉnh Hải Dương cho biết, chị là viên chức - Đảng viên. Năm 2021, vợ chồng chị đã thực hiện biện pháp để kế hoạch hoá gia đình, song tôi lại có thai ngoài ý muốn. 

Chị đã đến Bệnh viện phụ sản tỉnh Hải Dương để đề nghị thực hiện biện pháp kế hoạch hoá gia đình cho chị, song do cái thai đã nhiều tuần tuổi và sức khoẻ của chị không đảm bảo nên bác sĩ đã chỉ định phải giữ lại lại cái thai để đảm bảo an toàn tính mạng cho chị. Và chị đã mang thai và sinh con thứ 4 năm 2022. 

Năm 2023 chị bị xếp loại viên chức: Hoàn thành nhiệm vụ do sinh con thứ 4. Năm 2024 chị bị xếp loại viên chức: Không hoàn thành nhiệm vụ do sinh con thứ 4. 

"Khi đánh giá xếp loại viên chức cuối năm học thì đánh giá theo mức độ vi phạm vào năm bị xử lý kỷ luật Đảng hay cả năm liền kề khi đang có dấu hiệu vi phạm (năm đang mang thai)". Chị Tươi hỏi.

Liên quan đến phản ánh, kiến nghị của chị Tươi, Bộ Nội vụ có ý kiến như sau: 

Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 48/2023/NĐ-CP, có hiệu lực từ 15/9/2023, quy định:

 “Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên, đã bị xử lý kỷ luật đảng và kỷ luật hành chính về cùng một hành vi vi phạm nhưng quyết định kỷ luật đảng và quyết định kỷ luật hành chính không có hiệu lực trong cùng năm đánh giá thì chỉ tính là căn cứ xếp loại chất lượng ở một năm đánh giá”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cách đánh giá viên chức vi phạm chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO