Cách nhận biết trẻ bị tay chân miệng bội nhiễm

11/09/2024 10:00

Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng bội nhiễm, những bóng nước trong sẽ chuyển dần sang màu đục. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh tay chân miệng dễ chuyển biến nặng với những hệ lụy nguy hiểm.

Tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh tay chân miệng do hai nhóm tác nhân là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Bệnh xuất hiện với những tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước rất đặc trưng ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, lưng. Các trường hợp biến chứng nặng thường do nhiễm loại EV71.

Bệnh tay chân miệng lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi.

Cách nhận biết trẻ bị tay chân miệng bội nhiễm- Ảnh 1.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tay chân miệng bội nhiễm

Biểu hiện sớm của bệnh tay chân miệng ở trẻ là sốt nhẹ, biếng ăn, quấy khóc, mệt mỏi. Trong 1 đến 2 ngày, phát ban da xuất hiện với biểu hiện là những nốt hồng ban, có đường kính vài mm, nổi bật trên nền da bình thường, sau đó trở thành những bóng nước.

Tổn thương ở khoang miệng thường xuất hiện ở phía trong miệng, trên lưỡi, tại vòm miệng và ở nướu răng có dạng vết loét, khiến trẻ bị đau khi nuốt thức ăn, uống nước... Chính vì vậy, cha mẹ thường nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh viêm loét miệng thông thường.

Những bóng nước tay chân miệng ngoài da chủ yếu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cẳng chân hoặc cánh tay. Trẻ nhỏ hơn có thể phát ban dạng sẩn ở vùng mông, nơi quấn tã lót. Trong giai đoạn cấp tính, ngoài những dấu hiệu trên, đôi khi bệnh sẽ kèm theo triệu chứng khác, như đau họng, xuất hiện hạch ở cổ và dưới hàm, ho, sổ mũi, nôn mửa, tiêu chảy.

Khi bị tay chân miệng bội nhiễm, những bóng nước ban đầu có dịch trong sẽ chuyển sang đục. Lúc này có thể con bị sốt, viêm nặng hơn và sưng đỏ tại các vết tổn thương trên da. Nếu được xử trí và chăm sóc đúng cách, các bóng nước sẽ lành và không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể diễn tiến nặng, gây ra những biến chứng.

Một số trường hợp trong giai đoạn diễn tiến, virus gây bệnh xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, dẫn đến những triệu chứng liên quan đến rối loạn tri giác, chẳng hạn như li bì, mê sảng, co giật… Trường hợp bệnh tay chân miệng nặng, sau một thời gian điều trị và hồi phục thì trẻ vẫn còn biểu hiện rối loạn tâm thần kéo dài.

Cách nhận biết trẻ bị tay chân miệng bội nhiễm- Ảnh 2.
Bệnh tay chân miệng bội nhiễm tiềm ẩn nhiều hệ lụy với sức khỏe của trẻ

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng bội nhiễm

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, dễ lây từ người sang người và tạo thành dịch. Bên cạnh điều trị cho trẻ đúng cách, để giúp con mau khỏi khi bị tay chân miệng bội nhiễm, cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ như sau:

- Cách ly và thực hiện vệ sinh thân thể cho trẻ: Khi phát hiện trẻ mắc tay chân miệng, nên cách ly để tránh lây cho trẻ lành, nhất là trẻ bị tay chân miệng bội nhiễm. Chú ý quan sát chặt chẽ những hoạt động của trẻ bệnh khi sinh hoạt thường nhật. Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhi nên mang khẩu trang y tế cho cả mình và cả trẻ. Sau khi tiếp xúc với trẻ, cần vệ sinh tay bằng xà phòng để hạn chế sự lây lan của virus.

- Sử dụng thuốc cho trẻ đúng cách: Trường hợp sốt dùng thuốc để hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho trẻ nếu có sốt cao; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn, có thể súc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ súc được; tại các vị trí bị thương tổn ngoài da bị bội nhiễm, bôi các dung dịch sát khuẩn để diệt khuẩn.

- Tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho bé hàng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn.

- Quần áo và tã lót của trẻ bệnh nên đem ngâm với dung dịch sát khuẩn hoặc nước nóng trước khi giặt. Giặt riêng quần áo của trẻ bệnh với các trẻ khác.

- Vật dụng ăn uống, sinh hoạt của trẻ, như bình sữa, ly, chén, muỗng ăn, khăn mặt... nên được khử trùng và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.

- Bố mẹ không được để trẻ kiêng tắm, kiêng gió, không ủ trẻ quá kỹ, không thực hiện những hành vi châm chích, bóp vặn cho bóng nước tay chân miệng mau vỡ. Đây là một quan niệm sai lầm, làm cho bệnh tay chân miệng nặng hơn và là con đường ngắn nhất dẫn đến tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Cách nhận biết trẻ bị tay chân miệng bội nhiễm- Ảnh 3.
Trẻ bị bệnh tay chân miệng bội nhiễm cần được chăm sóc kỹ lưỡng

Cải thiện bệnh tay chân miệng nhờ bộ đôi cốm và gel Subạc 

Để phòng ngừa và cải thiện nhanh chóng bệnh tay chân miệng, đặc biệt khi có bội nhiễm và phòng nguy cơ biến chứng, ba mẹ nên cho con kết hợp sử dụng bộ đôi thảo dược "trong uống - ngoài bôi" cốm và gel Subạc.

Trong đó, gel Subạc là sản phẩm bôi ngoài da ứng dụng công nghệ Nano bạc giúp kháng khuẩn, kháng virus mạnh mẽ, làm sạch da, nhanh lành tổn thương trên da khi bị bệnh tay chân miệng. Ngoài ra, Subạc còn chứa dịch chiết neem, chitosan giúp kháng khuẩn, kích thích tái tạo da và ngăn ngừa hình thành thâm sẹo.

Cách nhận biết trẻ bị tay chân miệng bội nhiễm- Ảnh 4.
Gel Subạc hỗ trợ làm lành tổn thương trên da do bệnh tay chân miệng

Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và cải thiện bệnh tay chân miệng, bạn cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng sản phẩm cốm Subạc.

Cốm Subạc chứa các thảo dược như cao lá neem, cao lá xoài, cao nhọ nồi, kẽm gluconate, cao bạch chỉ, L-lysine,... giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và hỗ trợ làm lành tổn thương trên da do bệnh tay chân miệng nhanh chóng, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng trong trường hợp chẳng may đã bị lây bệnh.

Cách nhận biết trẻ bị tay chân miệng bội nhiễm- Ảnh 5.
Cốm Subạc hỗ trợ tăng đề kháng, kháng virus, kháng khuẩn

Trên đây là thông tin về tình trạng tay chân miệng bội nhiễm và những lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà để bệnh nhanh khỏi. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp các bậc cha mẹ điều trị cho con hiệu quả nhất!

Anh Thư

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Theo giadinh.suckhoedoisong.vn
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cach-nhan-biet-tre-bi-tay-chan-mieng-boi-nhiem-172240830081459551.htm
Copy Link
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cach-nhan-biet-tre-bi-tay-chan-mieng-boi-nhiem-172240830081459551.htm
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cách nhận biết trẻ bị tay chân miệng bội nhiễm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO