Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Trong thời tiết nóng bức của mùa hè, nhiệt độ cao và thức ăn để ngoài có thể khiến vi khuẩn phát triển mạnh, gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Do đó, mọi người cần biết cách lựa chọn, bảo quản thực phẩm an toàn và biết khi nào cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bị ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm (bệnh do thực phẩm) là do vi khuẩn hoặc virus có trong thực phẩm gây ra. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường giống như bệnh cúm dạ dày (viêm dạ dày ruột). Nhiều người bị nhẹ thường nghĩ rằng họ bị cúm dạ dày hoặc do virus.
Theo TS.BS. Lê Ngọc Duy - Bệnh viện Nhi Trung ương, nguy cơ ngộ độc thực phẩm thường tăng cao trong mùa hè khi thời tiết nắng nóng do đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật phát triển mạnh.
Hầu hết ngộ độc thực phẩm là do ăn phải thực phẩm có chứa độc tố là một số loại vi khuẩn hoặc virus. Khi ăn phải những thực phẩm này, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển trong đường tiêu hóa gây ra nhiễm khuẩn.
Một số loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất là:
Cũng có trường hợp bị ngộ độc thực phẩm do các bệnh do virus như viêm gan A và norovirus. Những bệnh do virus này truyền từ tay người bị nhiễm bệnh sang tay công nhân thực phẩm hoặc vào nước thải sinh hoạt. Bệnh lây lan khi động vật có vỏ và các thực phẩm khác tiếp xúc với nguồn nước không an toàn.
Thời gian bắt đầu xuất hiện triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể khác nhau. Bệnh thường bắt đầu trong khoảng 1-3 ngày. Các triệu chứng có thể bắt đầu bất cứ lúc nào từ 30 phút đến 3 tuần sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm bẩn. Thời gian phụ thuộc vào loại vi khuẩn hoặc virus gây ra bệnh.
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở mỗi người có thể khác nhau. Triệu chứng từ rất nhẹ đến rất nghiêm trọng và có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm đôi khi giống với các vấn đề sức khỏe khác. Hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và đánh giá kỹ tình trạng khi nghi ngờ ngộ độc thực phẩm.
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây:
Luôn rửa tay sau khi:
Khi chế biến thực phẩm, hãy đảm bảo:
Khi chọn thực phẩm để ăn, hãy chắc chắn rằng:
Khi bảo quản thực phẩm, hãy đảm bảo:
TS.BS. Lê Ngọc Duy khuyến cáo thêm, khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc, cha mẹ phải chú ý kỹ xung quanh để tìm những vật, những loại thực phẩm nghi ngờ gây độc và liên hệ điện thoại đến bệnh viện để được hướng dẫn cách sơ cứu thích hợp. Khi đưa trẻ đến bệnh viện, phải đem theo những thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc để kịp thời chẩn đoán và xử trí.
Xem thêm video: