Cách sơ cứu trẻ bị đuối nước

Thu Thủy (t/h) 07/10/2022 18:02

PLBĐ - Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, đuối nước là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 5-14 tuổi ở Việt Nam. Mỗi năm ghi nhận gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước.

Thông tin từ Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, Khoa Cấp cứu và Chống độc của bệnh viện vẫn thường xuyên tiếp nhận những trường hợp trẻ nhập viện vì tai nạn đuối nước, đặc biệt là trong những tháng hè. “Có thời điểm chúng tôi tiếp nhận 6 trẻ đuối nước chỉ trong vòng 1 ngày” - BSCKII Nguyễn Tân Hùng - Phó trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết. Nguyên nhân phổ biến ở cả 6 trẻ là do một số gia đình khi đưa trẻ đi du lịch, đi bơi thì người lớn lơ là hoặc để các trẻ tự trông nhau, nên đã xảy ra các sự cố đáng tiếc”.

Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, đuối nước là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 5-14 tuổi ở Việt Nam. Mỗi năm ghi nhận gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước. Nguyên nhân chính của tình trạng này, theo các chuyên gia y tế là do bản tính hiếu động, tò mò, thích nghịch nước của trẻ hoặc do sự chủ quan, bất cẩn của người lớn trong việc quản lý, giám sát.

Cách sơ cứu trẻ bị đuối nước  - Ảnh 1.

Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, đuối nước là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 5-14 tuổi ở Việt Nam (ảnh internet).

Một thực trạng khác được PGS.TS Tạ Anh Tuấn - Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi trung ương cho hay, dù đã được truyền thông rộng rãi nhiều năm nay nhưng hầu hết người dân vẫn chưa nắm được kỹ năng sơ cứu khi gặp người đuối nước. “Trẻ bị đuối nước có thể ngạt thở, dẫn đến tử vong nhanh chóng. Phần lớn trẻ bị đuối nước tử vong hoặc có các biến chứng nặng như: suy hô hấp, viêm phổi, hoặc di chứng tổn thương não do thiếu ô xy kéo dài là do không được cấp cứu hoặc cấp cứu không đúng cách. Chỉ có khoảng 40-50% trường hợp chuyển đến Bệnh viện Nhi trung ương được sơ cứu đúng cách. Một nửa trường hợp còn lại vẫn dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy hoặc đang ép tim, hà hơi thổi ngạt cho trẻ nhưng khi tim chưa có nhịp đã dừng lại để tiếp tục vác. Đây là cách sơ cứu hoàn toàn sai, làm lỡ cơ hội vàng cứu sống trẻ” - ông Tuấn nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia y tế, việc sơ cứu trẻ bị ngạt nước, đuối nước đúng kỹ thuật cực kỳ quan trọng, quyết định sự sống còn của nạn nhân. Khi gặp trẻ đuối nước, việc đầu tiên người dân cần làm là gọi người giúp đỡ và nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách. Sau đó đặt trẻ nằm nơi khô ráo, thoáng khí và kiểm tra xem nạn nhân có bị chấn thương cột sống cổ hay không. Nếu có, nhanh chóng cố định cổ cho trẻ bằng túi cát… và tiến hành khai thông đường thở cho trẻ. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không, từ đó có những biện pháp sơ cứu cần thiết như hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực… Sau khi nạn nhân tỉnh cần đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để phòng tránh trẻ bị ngạt thở trở lại. Lau khô người, thay quần áo và ủ ấm trẻ sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo. Trên đường đi người nhà cần chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn của trẻ. Tốt nhất là có sự trợ giúp vận chuyển của nhân viên y tế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cách sơ cứu trẻ bị đuối nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO