Cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cho doanh nghiệp ở nước ngoài có thuộc đối tượng không chịu thuế hoặc áp dụng thuế suất 0%?

06/09/2024 12:13

Dịch vụ cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cho doanh nghiệp ở nước ngoài có thuộc đối tượng không chịu thuế hoặc áp dụng thuế suất 0% hay không?

1. Cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cho doanh nghiệp ở nước ngoài có thuộc đối tượng không chịu thuế hoặc áp dụng thuế suất 0%?

Căn cứ khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, quy định về những đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

- Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ 2017.

- Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

- Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC), quy đinh về các trường hợp áp dụng thuế suất 0% thì không Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% bao gồm:

- Tái bảo hiểm ra nước ngoài.

- Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài. dịch vụ tài chính phái sinh.

- Dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan).

- Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.

- Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Như vậy, việc cung cấp dịch vụ cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cho doanh nghiệp ở nước ngoài không thuộc những đối tượng không chịu thuế hoặc áp dụng thuế suất 0% theo quy định nêu trên.

Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới)

bảo hộ

Cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cho doanh nghiệp ở nước ngoài không thuộc đối tượng không chịu thuế hoặc áp dụng thuế suất 0% (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có những yêu cầu chung nào?

Căn cứ Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 32 Điều 1Luật số 07/2022/QH15), yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được quy định như sau:

2.1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:

(i) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định.

(ii) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

(iii) Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện.

(iv) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác.

(v) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

(vi) Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen.

(vii) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2.2. Ngôn ngữ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:

(i) Giấy uỷ quyền.

(ii) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký.

(iii) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên.

(iv) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

2.3. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm:

(i) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên.

(ii) Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cho doanh nghiệp ở nước ngoài có thuộc đối tượng không chịu thuế hoặc áp dụng thuế suất 0%?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO