Cây mã đề là loại cây thuốc dân gian rất phổ biến, thường mọc dại ở các vùng làng quê Việt Nam. Cây mã đề được dùng nhiều trong những bài thuốc dân gian chữa nhiều loại bệnh.
Trong Đông y, cây mã đề còn được gọi là "mã tiền xá", tên khoa học là Plantago asiatica. Mã đề thuộc nhóm cây thân thảo, sinh sản bằng cách chia nhánh hoặc bằng hạt.
Cây mã đề cao tầm 10 – 15 cm, lá có hình thìa và gân hình cung. Cây được sử dụng cả thân, rễ, lá để làm thuốc. Loại cây này có tính lạnh, vị hơi ngọt, được dùng nhiều trong những bài thuốc dân gian chữa đái rắt, lợi tiểu và nhiều tác dụng khác. Cây mã đề có thể dùng tươi hoặc phơi khô thêm vào các bài thuốc Đông y trị bệnh.
Cây mã đề có nhiều thành phần hóa học đa dạng. Trong đó có chứa vitamin A, giàu Canxi, Glucozit, vitamin C và K. Trong hạt mã đề còn có chứa chất nhầy, axit plantenolic. Các thành phần này đều có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.
Dựa theo thành phần dược lý có trong cây mã đề, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng trong 100g lá mã đề sẽ chứa:
Axit phenolic.
Iridoid.
Flavonoid gồm quercetin, apigenin, baicalin…
Chất nhầy.
vitamin A.
Canxi.
Vitamin C.
Vitamin K.
Glucozit.
Các chất khoáng khác.
Trong dân gian, cây mã đề được biết đến như một loại thuốc Nam có rất nhiều công dụng đa dạng cho các chức năng lợi tiểu, lợi mật, chống viêm, tiêu đờm, chống ho, giảm kiết lỵ… Loại thảo dược này cũng được dùng làm bài thuốc chữa ho, viêm phế quản, trừ đờm viêm thận, viêm bàng quang, sỏi tiết niệu, viêm gan mật, viêm loét dạ dày tá tràng…
Ngoài ra, các hoạt chất trong cây mã đề còn giúp:
Giảm viêm cho cơ thể: Trong mã đề chứa các hợp chất như flavonoid, terpenoid, glycosid và tannin có khả năng làm giảm phản ứng viêm thông qua việc giảm mức độ của các cytokine tiền viêm đồng thời sản xuất glucocorticoid tại mô. Ngoài ra, hiện nay hạt cây mã đề cũng đang được phát triển thành các sản phẩm chống ung thư và chống viêm.
Giúp vết thương mau lành: Công dụng cây mã đề còn được dùng để chữa lành các vết thương. Từ lợi ích giảm viêm, do đó chúng ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn và giảm đau. Chính vì thế, giúp rút ngắn được quá trình làm lành vết thương.
Cải thiện được sức khỏe của hệ tiêu hóa: Trong một nghiên cứu ở chuột nhằm kiểm tra khả năng ức chế vết loét từ loại cây này, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng tác dụng của cây mã đề còn làm ức chế tiết axit dạ dày và làm tăng các yếu tố để bảo vệ niêm mạc.
Theo Đông y, do mã đề có tính lạnh, vị ngọt và không độc nên được dùng rất phổ biến trong việc bổ gan, thận hay thực quản. Bên cạnh đó, cây còn có khả năng chống viêm, tiêu đờm và giảm ho hiệu quả.
Do trong mã đề có chứa các chất như mucilage, polysaccharides và saponin có khả năng chống lại các vi khuẩn gây tiêu chảy, làm dịu niêm mạc đường tiêu hóa. Vì thế, có thể áp dụng ba bài thuốc dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh.
12g mỗi loại mã đề, bạch phục linh, trư linh, đảng sâm, hương nhu cùng với 2g đăng tâm và sắc thành nước để dùng.
16g mã đề kết hợp cùng 10g sơn tra và sắc thành nước uống.
3 – 6g bột mã đề hòa cùng với cháo trắng, kèm thêm một ít đường và uống.
Dùng sao hạt mã đề và ý dĩ với liều lượng bằng nhau, sau đó tán thành dạng bột và uống mỗi lần 10g, mỗi ngày uống khoảng 30g.
Đối với bài thuốc lợi tiểu, có thể áp dụng công thức kết hợp từ 10g hạt mã đề và 2g cam thảo. Sau đó, nên sắc từ 600ml cho đến khi còn 200ml thì đã có thể dùng được. Đồng thời, nên chia thành 3 lần uống/ngày để cảm nhận sự cải thiện rõ nhất.
Dùng hạt mã đề tươi rửa sạch với nước ấm, đem giã nát và vắt lấy nước cốt để uống. Hoặc có thể dùng mã đề đắp lên trán và nằm ngửa để cầm máu.
Đối với phương thuốc trị rụng tóc, có thể áp dụng bằng cách sử dụng mã đề phơi khô, sau đó đốt thành than, trộn cùng với giấm và ngâm trong khoảng 1 tuần. Sau khi ngâm xong, dùng hỗn hợp bôi lên chỗ thường xuyên bị rụng tóc. Ngoài ra, nên áp dụng thói quen ngủ đủ giấc, hạn chế thức quá khuya và ăn uống điều độ để có kết quả tốt hơn.
Sử dụng hạt mã đề 1 chén (dung tích khoảng 50ml), bỏ vào túi và sắc lấy nước để uống. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng nước này để nấu cháo và ăn cùng với hạt kê.
Kết hợp bài thuốc từ cây mã đề, dây mơ lông cùng cỏ seo gà với liều lượng mỗi vị 20g và sắc uống. Bên cạnh đó, nếu gặp các triệu chứng nặng hơn như sốt cao kéo dài, cơ thể suy nhược nên đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệt để.
Với công thức từ nước sắc mã đề đậm đặc 100% (gồm 100ml ứng với 100g mã đề khô), trộn đều cùng với 50g lanolin cùng với 50g paraffin. Sau khi có được hỗn hợp, bôi loại thuốc mỡ này lên vết bỏng, sau đó băng vết thương lại.
Cây mã đề tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Dưới đây là một số tác dụng phụ của mã đề cần lưu ý:
- Mất nước, điện giải.
- Mệt mỏi.
- Chóng mặt.
- Chuột rút.
- Buồn nôn.
- Tiêu chảy.
- Nổi mẩn đỏ, sưng tấy.
- Khó thở.
- Tương tác với thuốc (ví dụ: thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống đông máu,...).
Đối với liều dùng của cây mã đề thường được khuyến cáo sẽ từ 10 – 16g nếu dùng toàn cây, 6 – 12g đối với hạt và dùng dưới dạng thuốc sắc. Bên cạnh đó, nhằm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, theo các chuyên gia thì không nên tự ý sử dụng loại thảo dược này để nấu nước uống khi chưa có ý kiến của bác sĩ hay thầy thuốc Đông y.
Tránh sử dụng mã đề vào buổi tối vì có thể gây tiểu đêm nhiều lần, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Chưa có đủ bằng chứng về tính an toàn của mã đề đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, tốt là bạn nên tránh sử dụng mã đề trong giai đoạn này.
Nên sử dụng mã đề tươi hoặc phơi khô trong bóng râm, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Không sử dụng mã đề bị mốc hoặc hư hỏng.
Không dùng mã đề như trà giải khát hoặc quá 30g mỗi ngày.
Người có tiền sử sỏi thận, sỏi mật cũng không nên sử dụng mã đề.
Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, nên ngừng sử dụng mã đề và đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.