Chất ô nhiễm là gì? Chất thải có thể là chất ô nhiễm không?

Ngọc Thúy 15/08/2024 09:09

Môi trường hiện nay đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các chất ô nhiễm. Vậy chất ô nhiễm là gì? Chất thải có thể là chất ô nhiễm không?

1. Chất ô nhiễm là gì? Ví dụ về chất ô nhiễm

Chất ô nhiễm là gì?
Chất ô nhiễm là gì? (Ảnh minh họa)
Tại khoản 15 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có nội dung quy định như sau:
“Chất ô nhiễm là chất hóa học hoặc tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm môi trường.“
Theo đó, có thể hiểu chất ô nhiễm bao gồm các chất hóa học hoặc những tác nhân vật lý, sinh học mà khi nó xuất hiện trong môi trường mà vượt ngưỡng sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.Như vậy, chất ô nhiễm môi trường theo quy định cũng được chia thành các loại như sau:
  • Các chất hóa học:
Ví dụ: CFC hay Chlorofluorocarbon - là chất hóa học được sử dụng trong làm lạnh, làm chất đẩy, làm dung môi - gây tác động xấu đến tầng ozon và sức khỏe, đời sống con người.
  • Tác nhân vật lý:
Ví dụ: Tiếng ồn, độ rung được gây ra mà vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

  • Tác nhân sinh học:
Ví dụ: Các nhóm sinh vật gây bệnh từ các chất thải như xác chết sinh vật, phân, rác thải, nước thải sinh hoạt,...

2. Chất thải có thể là chất ô nhiễm không?

Chất thải là chất ô nhiễm?
Chất thải là chất ô nhiễm? (Ảnh minh họa)
Dựa theo nội dung tại khoản 18 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.”
Đồng thời căn cứ khoản 15 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định “Chất ô nhiễm là chất hóa học hoặc tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm môi trường.”
Như vậy, trong một số trường hợp chất thải được xem là chất ô nhiễm nếu chất thải này chứa những chất hóa học hoặc tác nhân sinh học, vật lý mà đã vượt ngưỡng cho phép có thể gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường.

3. Các chất gây ô nhiễm môi trường

3.1 Các chất gây ô nhiễm môi trường

Đối với chất gây ô nhiễm môi trường hay chất ô nhiễm thì ngoài những nội dung đề cập đến tại phần trên, thì tùy vào phạm vi nghiên cứu gây ô nhiễm môi trường còn có thể được phân loại như sau:
  • Chất gây ô nhiễm có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu và phạm vi ảnh hưởng tại địa phương, khu vực
  • Một số chất gây ô nhiễm môi trường cả một vùng rộng lớn, toàn cầu: Ví dụ như khí thải do một nhà máy phát thải mà không qua xử lý có chứa các chất hóa học vượt ngưỡng cho phép gây tác động xấu đến môi trường toàn cầu như Clo, Flo, Cacbon - đây làm những tác nhân làm suy giảm tầng ôzôn và kéo theo hưởng đến toàn cầu.
  • Chất ô nhiễm trong một số trường hợp chỉ gây ô nhiễm tại một địa phương, khu vực nhất định: Ví dụ như trường hợp chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình bị xả vào ao, hồ làm ô nhiễm nguồn nước tại địa phương.
  • Chất gây ô nhiễm có tích lũy và không tích lũy
  • Chất ô nhiễm luỹ tích: Là những chất được tích lũy trong môi trường sống lâu dài, có thể kể đến như chất thải phóng xạ - đây là hợp chất mà tốc độ phân rã rất chậm nên gần như tồn tại vĩnh viễn. Hay các chất dẻo cũng là một chất có tốc độ phân hủy rất chậm.
  • Chất ô nhiễm không lũy tích: Là những chất không được tích lũy trong môi trường lâu mà chỉ tồn tại hoặc có tính nguy hại trong thời gian ngắn. Ví dụ như chất thải hữu cơ (thực phẩm thừa, phân động vật, cỏ cây,..) thường chịu tác động của quá trình tự nhiên khiến chúng bị phá vỡ cấu trúc và trở nên vô hại.
  • Chất gây ô nhiễm có điểm nguồn và không điểm nguồn
  • Chất gây ô nhiễm có điểm nguồn là những trường hợp xác định được nguồn phát thải, nguồn sản sinh. Ví dụ như Cacbon monoxit, Oxit nitơ,... được thải ra từ một nhà máy được xem là chất gây ô nhiễm có điểm nguồn khi xác định được nguồn thải là từ ống khói nhà máy này.
  • Chất gây ô nhiễm không xác định được điểm nguồn những trường hợp không xác định được nguồn phát thải, nguồn sản sinh, như là thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,...dùng trong nông nghiệp bị thấm vào đất gây ra ô nhiễm nguồn nước, đất...

3.2 Các chất gây ô nhiễm nước

- Thứ nhất là chất thải sinh hoạt: Rác thải sinh hoạt như xác động vật, bao ni lông,... không được xử lý theo quy định làm bốc mùi hôi thối, phá hủy môi trường sống của sinh vật dưới nước dẫn đến ô nhiễm nước.- Thứ hai là chất thải công nghiệp: Một số doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí mà đã xả chất thải ra ao hồ, sông, suối,... mà không thông qua xử lý.- Cuối cùng là các loại thuốc trừ sâu, phân bón,... sản phẩm phục vụ nông nghiệp khác: Những loại hàng hóa này nếu không được sử dụng đúng cách, dẫn đến dư thừa sẽ làm ô nhiễm đến mạch nước ngầm, ao, hồ, sông… xung quanh.

3.3 Các chất gây ô nhiễm không khí

- Nổi bật là chất thải công nghiệp: Hiện nay, các ngành công nghiệp rất phát triển kéo theo lượng phát thải cũng gia tăng. Nhiều ngành công nghiệp như sản xuất hóa chất, hóa dầu, luyện kim,… làm gia tăng lượng khí thải nhà kính như CO, CO2, SO2, NOx,...- Các chất thải từ giao thông vận tải, từ sinh hoạt của con người: Quá trình đốt nhiên liệu động cơ của phương tiện giao thông thường phát ra các chất ô nhiễm như CO, CO2, SO2, NOx, Pb, CH4; các thiết bị như máy lạnh, tủ lạnh,… phát ra các chất ô nhiễm độc hại như CO2, CFC,…

3.4 Các chất gây ô nhiễm môi trường đất

- Một là từ các hoạt động công nghiệp: Từ các ngành khai thác quặng, luyện kim,… đã thải ra môi trường nhiều loại chất ô nhiễm có hại như chì, thủy ngân và kim loại độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, chất lượng đất.- Hai là xuất phát từ các hoạt động nông nghiệp: Các loại hóa chất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,... ngấm xuống đất và gây ô nhiễm đất.- Cuối cùng là do chất thải sinh hoạt: Hành vi xả rác thải, xác động vật,... bừa bãi cũng gây nên ô nhiễm đất.Trên đây là các thông tin liên quan đến các chất ô nhiễm là gì?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chất ô nhiễm là gì? Chất thải có thể là chất ô nhiễm không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO