Bài viết sau có nội dung về tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định về thẻ bảo hiểm y tế điện tử được Chính phủ yêu cầu trong >> Hướng dẫn xử lý tài sản, tài chính khi giải thể đơn vị sự nghiệp công 2024 >> 11 nhiệm vụ trọng tâm về công tác phòng, chống khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão Mục lục bài viết Chính phủ yêu cầu: Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định về thẻ bảo hiểm y tế điện tử (Hình từ Internet) Ngày 02/10/2024,...
Chính phủ yêu cầu: Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định về thẻ bảo hiểm y tế điện tử (Hình từ Internet)
Ngày 02/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 174/NQ-CP về Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9/2024.
Theo quy định tại Nghị quyết 174/NQ-CP năm 2024 thì việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định về thẻ bảo hiểm y tế điện tử được Chính phủ yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện như sau:
Ghi nhận các vấn đề vướng mắc trong thực tế, trước mắt Dự án Luật tập trung sửa đổi, bổ sung một số nội dung cấp bách để đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014; cơ bản bám sát 04 chính sách lớn đã được Chính phủ thông qua, đáp ứng được yêu cầu đồng bộ với các luật có liên quan; bảo đảm yêu cầu phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, tạo thuận lợi cho người dân. Bộ Y tế nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của các Thành viên Chính phủ, ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan, hoàn thiện với yêu cầu sau:
- Về thẻ bảo hiểm y tế điện tử: tiếp thu ý kiến Bộ Tư pháp xác định lộ trình để thực hiện.
- Về xử lý vi phạm đối với hành vi “chậm đóng” bảo hiểm y tế: cần rà soát sửa đổi, bổ sung đồng bộ với Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) và Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Bỏ điều khoản liên quan đến giao Chính phủ quy định trường hợp chưa thống nhất trong thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
- Tiếp tục nghiên cứu nghiêm túc các vấn đề cốt lõi dẫn đến vướng mắc trên thực tế đối với đối tượng thụ hưởng bảo hiểm y tế, chế độ chính sách với người quản lý bảo hiểm y tế, mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế, nội dung, trách nhiệm giám định bảo hiểm y tế và một số vấn đề lớn khác các Phó Thủ tướng đã nêu (ngân sách nhà nước hỗ trợ cơ sở khám chữa bệnh do nợ bảo hiểm xã hội lớn trong khả năng của ngân sách các cấp; giao Bộ Y tế ban hành quy trình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và vật tư, thuốc; ...).
Ngoài ra, đối với nhiệm vụ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Chính phủ còn có các yêu cầu như sau:
- Chính phủ đánh giá cao Bộ Y tế trong thời gian ngắn đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan tích cực chuẩn bị, trình hồ sơ Dự án Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020); thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, hoàn thiện các quy định hiện hành, góp phần đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước và triển khai thực hiện bảo hiểm y tế.
- Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020). Giao Bộ trưởng Bộ Y tế thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Quốc hội dự án Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo hoàn thiện Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Xem thêm Nghị quyết 174/NQ-CP ban hành ngày 02/10/2024.