Xin cho tôi hỏi chính sách tài khóa mở rộng là gì? Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ được phân biệt với nhau qua các yếu tố nào? – Hoàng Phúc (Tiền Giang)
Chính sách tài khoá mở rộng là gì? Phân biệt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Chính sách tài khoán mở rộng (Expansionary Policy) là một trong các loại của chính sách tài khoá.
Cụ thể, Chính sách tài khóa mở rộng là việc Chính Phủ thực hiện các biện pháp như tăng chi tiêu, giảm thuế, hoặc kết hợp cả hai nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng tổng cầu. Chính sách này thường được kết hợp cùng chính sách tiền tệ, làm nền tảng để ổn định và phát triển kinh tế hiệu quả nhất.
Chính sách tài khóa mở rộng đóng vai trò trong việc cải thiện sản lượng của nền kinh tế, tăng tổng cầu, tăng thêm việc làm cho người lao động, từ đó sự phát triển của nền kinh tế.
Ngoài ra, chính sách tài khóa mở rộng còn khuyến khích đầu tư, giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp thông qua việc giảm thuế có thể tạo điều kiện thuận lợi để họ đầu tư và phát triển, tăng cơ hội việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều là những công cụ quan trọng của Chính phủ trong quản lý nền kinh tế. Tuy vậy, các hai loại chính sách này cũng mang những đặc điểm riêng, nét khác biệt so với chính sách còn lại, cụ thể như sau:
Tiêu chí | Chính sách tài khóa | Chính sách tiền tệ |
Khái niệm | Là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô được Chính Phủ thực hiện, với mục đích tác động vào quy mô của hoạt động kinh tế | Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. |
Công cụ thực hiện | Thuế và các khoản chi tiêu của Chính phủ | Các công cụ của ngoại hối và hoạt động tín dụng như lãi suất, các khoản dự trữ bắt buộc, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách nới lỏng định lượng, nghiệp vụ ngân hàng mở… |
Người tạo ra chính sách | Chính phủ | Ngân hàng trung ương |
Mục đích | Đưa nền kinh tế hướng vào mức sản lượng và việc làm mong muốn | Bình ổn, ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng GDP và giảm tỷ lệ thất nghiệp |
Hoạt động của chính sách tài khóa sẽ được thực hiện qua các cách thức chủ yếu như sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chính phủ có thể tăng chi tiêu công cộng hoặc giảm thuế để tạo ra sự kích thích kinh tế. Việc này thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư từ phía doanh nghiệp và người tiêu dùng, giúp nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng.
- Kiểm soát lạm phát: Nếu chính phủ lo ngại về lạm phát, họ có thể tăng thuế hoặc giảm chi tiêu để kiểm soát tình trạng lạm phát. Việc giảm tiền mặt trong nền kinh tế có thể giảm áp lực lạm phát.
- Phát triển hạ tầng: Chính phủ có thể sử dụng ngân sách để đầu tư vào hạ tầng cơ sở như đường cao tốc, cầu, và các dự án năng lượng. Điều này thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm.
- Phân phối tài nguyên: Chính phủ sử dụng ngân sách để phân phối tài nguyên và dịch vụ công cộng đến các lĩnh vực quan trọng như y tế, giáo dục, và an ninh quốc gia.
- Kiểm soát dự trữ: Chính phủ có thể sử dụng dự trữ tài chính (như dự trữ ngoại hối) để duy trì ổn định tài chính trong trường hợp khẩn cấp.
- Chính sách tài khóa có thể thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào mục tiêu của chính phủ trong từng giai đoạn kinh tế. Điều quan trọng là điều hành chính sách tài khóa cẩn thận để đảm bảo ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế.