Cà chua được xem là một loại thực phẩm thiết yếu bởi chúng rất quen thuộc để tạo ra nhiều món ăn ngon hàng ngày cho gia đình. Tuy nhiên loại thực phẩm này cũng rất dễ bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách.
Với các bà nội trợ, cà chua là loại thực phẩm thiết yếu luôn luôn phải có vì nó được sử dụng trong rất nhiều món ăn. Tuy nhiên trong năm, có những lúc cà chua được bán với giá rẻ như cho, có lúc lại rất đắt nhưng kém ngon. Thế nên khi loại quả này vào mùa, nhiều chị em cứ ước giá có thể trữ thật nhiều để dùng dần.
Ngoài chuyện giá cả, các mẹo vặt bảo quản cà chua lâu cũng giúp "cứu" nhiều bà nội trợ bận rộn những lúc cần đến nó mà không kịp đi chợ.
Trước khi bảo quản để sử dụng cà chua được lâu dài bạn nên chú ý đến việc mua những quả cà chua tươi ngon. Để đánh giá được chất lượng bên trong quả cà chua bạn có thể dựa vào quan sát bên ngoài. Cà chua tươi là những quả màu đỏ hồng, cuống còn tươi, khi cần lên thấy chắc tay. Những quả này sẽ mọng nước, ruột đặc và ít hạt.
Bởi vì quá trình vận chuyển, cà chua có thể bị dập nát, lớp vỏ xuất hiện nhiều vết sẫm màu do bị úng. Không nên chọn những quả cà chua bị ép chín, không đỏ mọng, không có mùi thơm vì chúng sẽ ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.
Đầu tiên, bạn rửa sạch cà chua, loại bỏ cuống và để cà chua ráo nước hoàn toàn hoặc thấm khô bằng khăn giấy đều được. Sau đó, bạn xếp lần lượt các lớp cà chua vào hộp bảo quản, có thể lót giữa các lớp giấy nến để lấy cà chua ra dễ hơn. Bạn để cà chua trong ngăn đông từ 15 - 30 phút hoặc đến khi sờ thấy quả cà chua cứng lại.
Rồi cho hết số cà chua muốn bảo quản vào túi zip, loại bỏ hết không khí trong túi và đóng chặt miệng túi, để trong ngăn đá tủ lạnh dùng dần. Thời gian cho cách bảo quản cà chua này là từ 2 - 3 tháng. Nếu cần cấp đông số lượng lớn cà chua, bạn nên ghi ngày tháng cấp đông lên túi zip để dễ dàng phân biệt, túi nào hái trước sẽ ăn trước.
Với cách bảo quản cà chua như này thì bạn cần chuẩn bị số lượng lọ thủy tinh thích hợp với lượng cà chua bạn cần bảo quản, sau đó thực hiện theo hướng dẫn sau:
Đun sôi các lọ thủy tinh trong 10 phút để tiệt trùng. Cà chua rửa sạch, loại bỏ những quả cà chua có dấu hiệu dập, chín quá hoặc bị thâm tím. Tiếp đến bạn đun sôi nước, cho cà chua vào chần trong 30 giây, vớt ra cho ngay vào thau nước đá.
Khi này, phần vỏ của cà chua đã tách ra, bạn lột sạch vỏ cà chua sau đó bạn đun một nồi nước sôi, cho cà chua đã sạch vỏ vào các hũ thủy tinh đã tiệt trùng cùng 2 thìa nước cốt chanh và 1 thìa cà phê muối. Rồi đổ nước đã đun sôi vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp và đem hấp cách thủy trong 45 phút, để nguội và bảo quản trong tủ lạnh.
Một cách bảo quản cà chua khác giúp bạn cất trữ được số lượng lớn cà chua mà không tốn nhiều diện tích, đó là phương pháp sấy khô. Các bước làm cà chua sấy khô như sau:
Cắt đôi quả cà chua theo chiều dọc, nếu quả cà chua lớn bạn cũng có thể cắt thành 3 phần. Nếu không muốn ăn hạt, bạn có thể bỏ hạt đi. Xếp lần lượt từng miếng cà chua lên khay nướng hoặc khay sấy, lưu ý đưa mặt cắt cà chua lên trên và không xếp cà chua quá sát vào nhau. Sau đó bạn sấy cà chua ở nhiệt độ 57 độ C trong 18 - 24 giờ là hoàn thành. Đợi cà chua nguội, bạn cho vào hộp kín và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Cà chua sau khi rửa sạch và để ráo nước, bạn cho lần lượt vào hũ thủy tinh. Cứ 1 lớp cà chua như vậy, bạn cho lên 1 lớp muối phủ đều khắp mặt cà chua đến khi hết lượng cà chua cần bảo quản. Sau đó, bạn đậy kín hũ lại rồi bảo quản ở nơi thoáng mát. Với cách này, bạn có thể bảo quản cà chua và dùng dần trong vòng 1 tháng.
Bạn cho cà chua vào hộp giấy hoặc những vật dụng bảo quản khác, sau đó cho tro vào sao cho ngập khắp mặt cà chua rồi đậy hộp lại rồi để ở nơi thoáng mát. Với cách này, bạn có thể bảo quản cà chua từ 5 - 6 tháng.