Có được kiêm nhiệm cả ba chức danh hoạt động không chuyên trách cấp xã là vấn đề được nhiều người quan tâm, pháp luật quy định vấn đề này thế nào?
Có thể hiểu, cán bộ không chuyên trách cấp xã là những người được bổ nhiệm, phê chuẩn để đảm nhận, kiêm nhiệm nhiều vai trò, chức vụ, nhiệm vụ trong cơ quan, không tập trung vào một lĩnh vực cố định.
Người hoạt động không chuyên trách cấp xã thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điều lệ tổ chức mà họ là thành viên, của pháp luật liên quan và của cấp có thẩm quyền quản lý.
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phối hợp, giúp cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đảm bảo các lĩnh vực công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã đều có người đảm nhiệm, theo dõi thực hiện.
Theo khoản 1 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau: Loại I là 14 người; loại II là 12 người; loại III là 10 người.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ số lượng đơn vị hành chính cấp xã có quy mô dân số, diện tích tự nhiên lớn hơn so với tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính để tính số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm.
Cũng theo khoản 6 điều luật này quy định người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 chức danh gồm
Các chức danh này đều được hưởng phụ cấp hàng tháng.
Ngoài ra, Nghị định này còn khuyến khích việc kiêm nhiệm chức danh Bí thư Chi bộ đồng thời là Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố.
Bên cạnh đó, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố được kiêm nhiệm người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được kiêm nhiệm người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố.
Như vậy, nếu đang đang là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vẫn được kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách khác ở cùng cấp theo quy định trên.
Tuy nhiên, việc kiêm nhiệm này còn tùy thuộc vào quy định của UBND tỉnh căn cứ vào quỹ phụ cấp khoán cho mỗi cấp xã; nguồn kinh phí ngân sách cải cách chính sách tiền lương của địa phương và đặc thù của từng cấp xã, từng thôn, tổ dân phố.
Căn cứ vào khoản 3, khoản 4 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể:
(1) Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
(2) Việc kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố;
(3) Mức phụ cấp của từng chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố bảo đảm tương quan hợp lý với mức lương bậc 1 của công chức cấp xã có cùng trình độ đào tạo nhằm khuyến khích người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã/thôn/tổ dân phố học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Bên cạnh đó, quy định cụ thể mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã; mức hỗ trợ hàng tháng đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố và mức phụ cấp kiêm nhiệm người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Trường hợp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV thì đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP được tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng (Nghị định 73/2024/NĐ-CP)
Ngân sách Trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp bao gồm cả hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:
Đơn vị hành chính | Mức khoán quỹ phụ cấp |
Cấp xã loại I | 21,0 lần mức lương cơ sở = 49,14 triệu/tháng |
Cấp xã loại II | 18,0 lần mức lương cơ sở = 42,12 triệu/tháng |
Cấp xã loại III | 15,0 lần mức lương cơ sở = 35,1 triệu/tháng |
Bên cạnh đó, hiện ngân sách Trung ương khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố tùy theo quy mô, đặc điểm đơn vị hành chính mà có mức khoán từ 4,5 -6,0 lần lương cơ sở (tức từ 10.530.000 đồng/tháng - 14.040.000 đồng/tháng)
Mức phụ cấp nêu trên không giống nhau giữa các tỉnh, thành, bởi mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được UBND cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định căn cứ vào quỹ phụ cấp và đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và nguồn thu ngân sách của địa phương.
Do vậy mức phụ cấp của người hoạt động không chuyên trách cấp xã được nhận là theo quy định của địa phương.
Căn cứ quy định trên có thể thấy người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.
Trên đây là thông tin về vấn đề Có được kiêm nhiệm cả ba chức danh hoạt động không chuyên trách cấp xã?Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.