Thỏa thuận lãi vay nhập gốc thì có nộp thuế TNCN trên khoản tiền lãi vay nhập gốc hay không? Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền lãi?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ đầu tư vốn chịu thuế TNCN là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới hình thức tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn tại tiết g.1, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Theo đó, tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay thì phải đóng thuế TNCN, trừ lãi tiền từ ngân hàng thì không phải đóng thuế TNCN.
Lưu ý: Trường hợp bên đi vay không trả khoản lãi trực tiếp bằng tiền cho cá nhân cho vay là thực hiện chi trả bằng hình thức thỏa thuận nhập khoản lãi vào khoản tiền gốc để hình thành khoản vay mới với giá trị tiền gốc tăng lên nên vẫn được xem là cá nhân đã nhận khoản tiền lãi. Vì vậy cá nhân vẫn phải nộp thuế TNCN trên khoản tiền tiền lãi vay nhập gốc.
Như vậy, vẫn phải nộp thuế TNCN trên khoản tiền lãi vay nhập gốc.
>>Xem tổng hợp các công việc pháp lý về thuế TNCN TẠI ĐÂY (Mục 3)
Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (Cập nhật mới) |
[TIỆN ÍCH] Tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024 |
Vẫn phải nộp thuế TNCN trên khoản tiền lãi vay nhập gốc (Ảnh minh họa – Nguồn internet)
Căn cứ Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn (khoản tiền lãi) là thu nhập tính thuế và thuế suất. Cụ thể như sau:
(i) Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế là khoản tiền lãi vay mà cá nhân nhận được theo quy định tại Mục 1.
(ii)Thuế suất đối với thu nhập từ khoản tiền lãi vay áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.
(iii) Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
(iv) Cách tính thuế
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp | = | Thu nhập tính thuế | × | Thuế suất 5% |
Căn cứ điểm g khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thuế thu nhập cá nhân do cá nhân trực tiếp khai thuế hoặc tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng từ nước ngoài; thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là một trong các loại thuế khai theo từng lần phát sinh.
Căn cứ khoản 3 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
Như vậy, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN đối với khoản tiền lãi vay nhập gốc chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
Lưu ý: Trường hợp thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó (theo Điều 86 Thông tư 80/2021/TT-BTC).
Điều 2. Đối tượng nộp thuế - Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. 2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. 3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. |