Công ty đã giải thể nhưng phát hiện hóa đơn mua bán khống thì có bị xử phạt?

04/09/2024 14:02

Công ty đã giải thể nhưng phát hiện hóa đơn mua bán khống thì có bị xử phạt? Mua bán hóa đơn khống bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

1. Công ty đã giải thể nhưng phát hiện hóa đơn mua bán khống thì có bị xử phạt?

Căn cứ điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 33 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14), tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản (công ty đã giải thể) trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt thuộc trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.

Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 41 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong trường hợp tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản như sau: Trường hợp người bị xử phạt đã chết, mất tích; tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì không thi hành nội dung phạt tiền tại quyết định xử phạt nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.

Trường hợp quyết định xử phạt không có nội dung áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.

Theo đó, công ty đã giải thể nhưng phát hiện hóa đơn mua bán khống thì sẽ không thi hành nội dung phạt tiền nhưng vẫn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.

Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (Cập nhật mới)
[TIỆN ÍCH] Tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024

hóa đơn khống

Công ty đã giải thể nhưng phát hiện hóa đơn khống sẽ không phạt tiền mà chỉ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

2. Mua bán hóa đơn khống bị xử phạt như thế nào?

Xem chi tiết tại bài viết: Năm 2024, sử dụng không hợp pháp hóa đơn, sử dụng hóa đơn không hợp pháp là gì? Xử phạt như thế nào?

3. Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ

Căn cứ Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ bao gồm:

(i) Đối với công chức thuế

- Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ.

- Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

- Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.

(ii) Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan

- Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn.

- Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ.

- Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ.

- Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

Điều 40. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn – Nghị định 125/2020/NĐ-CP

1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Quá thời hiệu thi hành nêu trên mà cơ quan thuế chưa thực hiện giao, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định tại Điều 39 Nghị định này thì không thi hành quyết định xử phạt.

Trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

2. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

3. Trường hợp cơ quan thuế đã giao, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định tại Điều 39 Nghị định này nhưng cá nhân, tổ chức bị xử phạt chưa nộp hoặc chưa nộp đủ tiền phạt, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp thì cơ quan thuế phải theo dõi các khoản tiền chưa nộp trên hệ thống quản lý thuế và áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định để thu đủ số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Công ty đã giải thể nhưng phát hiện hóa đơn mua bán khống thì có bị xử phạt?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO