Công ty đang nợ tiền BHXH, người lao động có thể tự đóng BHYT không?

02/10/2024 08:01

Công ty nợ tiền BHXH, BHYT nên thẻ BHYT không sử dụng được. Vậy người lao động tham gia BHYT tự nguyện (BHYT diện hộ gia đình) có được không?

1. Công ty đang nợ tiền BHXH, người lao động có thể tự đóng BHYT không?

Căn cứ khoản 3 Điều 49 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 28 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13), người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:

(i) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ BHYT.

(ii) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.

Theo đó, việc công ty nợ tiền BHXH, BHYT làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động là trách nhiệm của công ty. Công ty phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.

Do đó, người lao động không thể tham gia BHYT theo đối tượng hộ gia đình khi công ty đang làm việc nợ tiền BHXH, BHYT. Người lao động còn bị ràng buộc hợp đồng lao động với công ty thuộc đối tượng đóng BHYT do người lao động và người sử dụng lao động đóng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024
File Excel tínhtiền lương hưu hằng tháng 2024 đối với người lao động

BHYT

Công ty đang nợ tiền BHXH, người lao động không được tự đóng BHYT

(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

2. Người lao động thuộc nhiều nhóm đối tượng đóng BHYT thì đóng BHYT theo nhóm nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13), trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự như sau:

(i) Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

(ii) Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.

(iii) Nhóm do ngân sách nhà nước đóng.

(iv) Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.

(v) Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản (i), (ii), (iii), (iv) nêu trên.

Như vậy, người lao động thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì sẽ đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên được xác định theo thứ tự nêu trên.

Trường hợp người lao động đã đóng BHYT theo diện hộ gia đình, khi tham gia BHYT ở công ty có được hoàn trả tiền BHYT tự nguyện đã đóng trước đó.

>>Xem chi tiết nội dung trên tại bài viết: Người lao động đã có thẻ BHYT miễn phí, công ty có phải đóng BHYT không?

3. Đề xuất thêm nhiều quyền lợi cho người lao động tham gia BHYT

Xem chi tiết tại bài viết: Đề xuất thêm nhiều quyền lợi cho người lao động tham gia BHYT

4. Đề xuất đóng BHYT theo HĐLĐ đầu tiên trong trường hợp NLĐ làm việc ở nhiều nơi

Xem chi tiết tại bài viết: Đề xuất đóng BHYT theo HĐLĐ đầu tiên trong trường hợp NLĐ làm việc ở nhiều nơi

5. Đề xuất mở rộng đối tượng doanh nghiệp phải đóng BHYT cho người lao động

Xem chi tiết tại bài viết: Đề xuất mở rộng đối tượng doanh nghiệp phải đóng BHYT cho người lao động

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Công ty đang nợ tiền BHXH, người lao động có thể tự đóng BHYT không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO