Công ty được bắt buộc người lao động đóng Quỹ Phòng chống thiên tai không?

09/08/2024 09:49

Pháp luật quy định như thế nào về việc công ty bắt buộc người lao động đóng Quỹ Phòng chống thiên tai? Công ty được bắt buộc người lao động đóng Quỹ Phòng chống thiên tai không?

1. Công ty có được bắt buộc người lao động đóng Quỹ Phòng chống thiên tai không?

Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 7 Điều 1 Luật số 60/2020/QH14) thì Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách bao gồm Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.

1.1. Nguồn tài chính của Quỹ phòng chống thiên tai

Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:

(i) Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương bao gồm:

- Hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

- Điều tiết từ Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các nguồn hợp pháp khác.

(ii) Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh bao gồm:

- Hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

- Đóng góp bắt buộc của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động; điều tiết từ Quỹ phòng chống, thiên tai trung ương, giữa các Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và các nguồn hợp pháp khác.

File Excel tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công và tiền thưởng 2024
File Excel tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2024
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới)

Công ty có được bắt buộc người lao động đóng Quỹ Phòng chống thiên tai

Công ty có được bắt buộc người lao động đóng Quỹ Phòng chống thiên tai

(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

1.2. Quỹ phòng chống thiên tai được sử dụng để hỗ trợ những hoạt động nào?

Quỹ phòng, chống thiên tai được sử dụng để hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai và ưu tiên hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

(i) Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai.

(ii) Hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học.

(iii) Xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai.

2. Quỹ phòng chống thiên taihoạt động dự trên những nguyên tắc nào?

Căn cứ khoản 4 và khoản 5 Điều 10 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 7 Điều 1 Luật số 60/2020/QH14), nguyên tắc hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:

(i) Không vì mục đích lợi nhuận.

(ii) Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch.

(iii) Hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu.

Lưu ý: Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, mức đóng góp, đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai tại Nghị định 78/2021/NĐ-CP.

Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai - Luật Phòng, chống thiên tai 2013

1. Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.

2. Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.

3. Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

4. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

5. Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.

6. Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

7. Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Công ty được bắt buộc người lao động đóng Quỹ Phòng chống thiên tai không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO