Công ty vi phạm về thoát nạn trong phòng cháy chữa cháy bị xử phạt như thế nào?

21/08/2024 16:38

Các hành vi nào về thoát nạn trong phòng cháy chữa cháy bị xử phạt vi phạm hành chính? Mức xử phạt cụ thể của từng hành vi đối với công ty là bao nhiêu?

1. Công ty vi phạm về thoát nạn trong phòng cháy chữa cháy bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 40 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, công ty có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về thoát nạn trong phòng cháy chữa cháy sau:

(i) Hành vi lắp gương trên đường thoát nạn; lắp đặt cửa thoát nạn không mở theo chiều thoát nạn: Phạt 01 - 02 triệu đồng.

(ii) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật dụng khác cản trở lối thoát nạn: Phạt 02 - 04 triệu đồng.

(iii) Tháo, gỡ hoặc làm hỏng, làm mất tác dụng phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn, sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy trên lối thoát nạn: Phạt 02 - 04 triệu đồng.

(iv) Không lắp đặt sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy trên lối thoát nạn: Phạt 02 - 04 triệu đồng.

(v) Không kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn: Phạt 02 - 04 triệu đồng.

(vi) Không duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn: Phạt 02 - 04 triệu đồng.

(vii) Không lắp đặt phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn trên lối thoát nạn hoặc có lắp đặt nhưng không đủ độ sáng, không đúng quy cách theo quy định của pháp luật hoặc không có tác dụng: Phạt 04 - 10 triệu đồng.

(viii) Cửa thoát nạn, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn, đường thoát nạn không đủ kích thước, số lượng theo quy định của pháp luật: Phạt 04 - 10 triệu đồng.

(ix) Khóa, chèn, chặn cửa thoát nạn: Phạt 10 - 30 triệu đồng.

(x) Không duy trì việc bảo vệ chống khói cho nhà, công trình theo quy định của pháp luật: Phạt 10 - 30 triệu đồng.

(xi) Làm mất tác dụng của lối, đường thoát nạn: Phạttừ 30 - 50 triệu đồng.

Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền nêu trên, công ty có hành vi vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản (iii), (ix), (x), (xi).

File Word Luật Phòng cháy và chữa cháy & các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ 15/5/2024

phòng cháy chữa cháy

Xử phạt vi phạm hành chính về thoát nạn trong phòng cháy chữa cháy

(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

2. Khi nào các lối ra được coi là lối ra thoát nạn?

Căn cứ Mục 3.2.1 QCVN 06:2022/BXD, các lối ra được coi là lối ra thoát nạn nếu chúng:

(i) Dẫn từ các gian phòng ở tầng 1 ra ngoài theo một trong những cách sau:

- Ra ngoài trực tiếp.

- Qua hành lang.

- Qua tiền sảnh (hay phòng chờ).

- Qua buồng thang bộ.

- Qua hành lang và tiền sảnh (hay phòng chờ).

- Qua hành lang và buồng thang bộ.

(ii) Dẫn từ các gian phòng của tầng bất kỳ, trừ tầng 1, vào một trong các nơi sau:

- Trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3.

- Vào hành lang dẫn trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3.

- Vào phòng sử dụng chung (hay phòng chờ) có lối ra trực tiếp dẫn vào buồng thang bộ hoặc tới cầu thang bộ loại 3.

- Vào hành lang bên của nhà có chiều cao PCCC dưới 28 m dẫn trực tiếp vào cầu thang bộ loại 2.

- Ra mái có khai thác sử dụng, hoặc ra một khu vực riêng của mái dẫn tới cầu thang bộ loại 3.

(iii) Dẫn vào gian phòng liền kề (trừ gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B) trên cùng tầng mà từ gian phòng này có các lối ra như được nêu tại khoản (i) và khoản (ii). Lối ra dẫn vào gian phòng hạng A hoặc B được phép coi là lối ra thoát nạn nếu nó dẫn từ gian phòng kỹ thuật không có người làm việc thường xuyên mà chỉ dùng để phục vụ các gian phòng hạng A hoặc B nêu trên.

(iv) Các lối ra đáp ứng quy định tại 3.2.2 QCVN 06:2022/BXD và các lối ra thoát nạn khác được quy định cụ thể trong QCVN 06:2022/BXD.

Lưu ý: Trong trường hợp sử dụng cầu thang bộ loại 3 để thoát nạn cần có tính toán thoát nạn phù hợp với Phụ lục G - Khoảng cách đến các lối ra thoát nạn và chiều rộng lối ra thoát nạn ban hành kèm theo QCVN 06:2022/BXD.

3. File Word Luật Phòng cháy và chữa cháy & các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ 15/5/2024

Quý khách hàng xem chi tiết

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Công ty vi phạm về thoát nạn trong phòng cháy chữa cháy bị xử phạt như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO