Nội dung sau đây là một số hướng dẫn về tổ chức Hội nghị người lao động tại cơ sở giáo dục ngoài công lập TPHCM năm học 2024-2025.
Đã có hướng dẫn tổ chức Hội nghị người lao động tại cơ sở giáo dục ngoài công lập TPHCM năm học 2024-2025 (Hình từ Internet)
Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM và Công đoàn ngành Giáo dục TPHCM ban hành Công văn 186/SGDĐT-CĐGD ngày 04/9/2024 về hướng dẫn tổ chức Hội nghị Người lao động tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập năm học 2024-2025.
Công văn 186/SGDĐT-CĐGD |
Hội nghị người lao động tổ chức vào đầu năm học mới và kết thúc trước ngày 30 tháng 11, báo cáo kết quả thực hiện chậm nhất là một tuần sau khi kết thúc hội nghị.
Hình thức tổ chức Hội nghị người lao động tại cơ sở giáo dục ngoài công lập TPHCM năm học 2024-2025 như sau:
- Hội nghị toàn thể: tổ chức tại các đơn vị có dưới 100 lao động.
- Hội nghị đại biểu: tổ chức tại các đơn vị có từ 100 lao động trở lên. Hội nghị người lao động cấp phòng, ban, tổ chuyên môn tổ chức bầu Đại biểu của mình để đi dự hội nghị đại biểu của toàn đơn vị. Số lượng Đại biểu được bầu theo sự phân bổ đã được thống nhất giữa người sử dụng lao động (Thủ trưởng) và Ban Chấp hành CĐCS.
- Hội nghị bất thường: Khi có những biến động lớn, ảnh hưởng tới tình hình tuyển sinh của đơn vị, tác động trực tiếp tới quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động trong đơn vị thì người sử dụng lao động, Thủ trưởng hoặc Ban Chấp hành công đoàn đơn vị có thể đề xuất việc tổ chức hội nghị người lao động bất thường.
Thành phần tham gia Hội nghị người lao động tại cơ sở giáo dục ngoài công lập TPHCM năm học 2024-2025 gồm:
* Hội nghị cấp phòng, ban, tổ
Thành phần dự Hội nghị là người lao động trong các phòng, ban, tổ.
* Hội nghị toàn thể
- Gồm toàn thể người lao động đang làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn và không xác định thời hạn tại đơn vị.
- Đối với đơn vị, công ty do đặc thù hoạt động người lao động không thể rời vị trí công tác hoặc phải phân tán nhân sự ở nhiều cơ sở thì người sử dụng lao động (Thủ trưởng) và Ban Chấp hành CĐCS thỏa thuận thành phần đại biểu dự Hội nghị.
* Hội nghị đại biểu
- Thành phần tham dự Hội nghị đại biểu gồm đại biểu đương nhiên và đại biểu được bầu từ các phòng, ban, tổ, phân hiệu (đối với cơ sở có nhiều địa điểm hoạt động giáo dục cách xa nhau), số lượng đại biểu theo cơ cấu và số lượng do người sử dụng lao động (Thủ trưởng) và Ban Chấp hành CĐCS thống nhất quyết định trên cơ sở số lao động thực tế tại đơn vị, nhưng số lượng phải bảo đảm có ít nhất từ 2/3 tổng số người lao động của đơn vị.
- Đại biểu đương nhiên gồm: Chủ đầu tư, Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng trường), thành viên HĐQT (Hội đồng trường); Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, kế toán nhà trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch CĐCS, Ủy viên Ban Thường vụ CĐCS (Ủy viên Ban Chấp hành nơi không có Ban Thường vụ), Tổ trưởng công đoàn; Bí thư Đảng ủy hoặc Bí thư Chi bộ (nơi có tổ chức Đảng); Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có); Trưởng ban nữ công ( cán bộ phụ trách nữ công).
- Đại biểu được bầu: Đại biểu (ngoài Đại biểu đương nhiên) được hội nghị người lao động cấp Tổ, phòng, khoa bầu phải có số phiếu bầu đạt trên 50% (quá bán) lấy theo thứ tự từ người có số phiếu cao nhất trở xuống cho đủ số đại biểu được phân bổ; trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số đại biểu được phân bổ, thì tiếp tục bầu cho đến khi đủ số đại biểu; trong trường hợp có nhiều đại biểu có cùng số phiếu bầu vượt quá số đại biểu được phân bổ thì tổ chức bầu tiếp những người có cùng số phiếu này để lấy từ người có số phiếu bầu cao nhất đến đủ số đại biểu được phân bổ.
* Hội nghị bất thường: Thành phần dự hội nghị là đại biểu đã tham dự hội nghị người lao động thường niên trước đó.
Xem thêm chi tiết tại Công văn 186/SGDĐT-CĐGD ngày 04/9/2024.
Công văn 186/SGDĐT-CĐGD |