Danh sách các tài khoản ngân hàng lừa đảo chuyển tiền

Tin Vũ 26/09/2024 16:51

Công an tỉnh Bắc Kạn và Bình Thuận đang tìm người bị lừa đảo chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng duới đây.

Danh sách các tài khoản ngân hàng lừa đảo chuyển tiền- Ảnh 1.

16 tài khoản ngân hàng chuyên dùng để lừa đảo người mua xe mô tô

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đang tiến hành điều tra tin báo về tội phạm có dấu hiệu của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, xảy ra tại địa bàn các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Trước khi bị cơ quan điều tra phát hiện, L.Q.N (sinh năm 2008, trú tại thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) cùng một số đối tượng có hộ khẩu trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn sử dụng trang mạng xã hội Telegram, Facebook mua hoặc lập các nick facebook giả và sử dụng các tài khoản "rửa tiền" được cung cấp trên ứng dụng Telegram.

Sau khi lập hoặc mua tài khoản Facebook về thì thực hiện việc "cày" tương tác, tham gia các hội, nhóm và đăng bài bán xe mô tô không giấy tờ, giá rẻ trên các nhóm như: "nhóm mua bán trao đổi xe máy kgt Hà Nội; Hà Giang; Vĩnh Phúc; Bắc Ninh; Bắc Giang…"; "Chợ xe máy không giấy tờ….". Sau đó khi người mua có nhu cầu mua xe thì yêu cầu người mua cọc một số tiền không cố định từ 300.000đ đến 7.000.000đ, chuyển tiền vào số tài khoản "rửa tiền" lấy được trên nền tảng mạng xã hội Telegram (số tài khoản này không cố định, do người rửa tiền quy định), rồi mới chuyển xe đến người nhận, sau đó không giao xe rồi chiếm đoạt số tiền đặt cọc và chặn liên lạc với người mua.

Sau khi người mua chuyển tiền đến tài khoản "rửa tiền" thì tài khoản "rửa tiền" giữ lại 10% đến 15% số tiền đã chuyển và chuyển khoản số tiền còn lại vào tài khoản cá nhân của đối tượng lừa đảo. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Chợ Đồn đã xác định được 16 tài khoản ngân hàng mà các đối tượng sử dụng để lừa bị hại chuyển tiền vào, gồm:

Công an huyện Chợ Đồn đã xác định được 16 tài khoản ngân hàng mà các đối tượng sử dụng để lừa bị hại chuyển tiền vào. Cụ thể:

Tài khoản MB: Số tài khoản: 110619902222, chủ tài khoản tên VUONG TIEN LOI; Số tài khoản: 0001543910291, chủ tài khoản tên NGUYEN HOANG SA; Số tài khoản: 180219842222, chủ tài khoản tên NGUYEN VAN DAO.

Tài khoản Agribank: Số tài khoản: 2301205236805, chủ tài khoản tên NGUYEN VAN DAO.

Tài khoản Techcombank: Số tài khoản: 456899555555, chủ tài khoản tên NGUYEN QUOC CUONG; Số tài khoản: 19072774116011, chủ tài khoản tên PHAN LINH PHUONG; Số tài khoản: 3564688888, chủ tài khoản tên PHAN LINH PHUONG.

Tài khoản ABBank: Số tài khoản: 41123365333888, chủ tài khoản tên LE TUAN KHANH; Số tài khoản: 896293653338888, chủ tài khoản tên NGUYEN THI THUY.

Tài khoản NCB: Số tài khoản: 190003904117, chủ tài khoản tên BUI VAN DUONG; Số tài khoản: 190003067867, chủ tài khoản tên NGUYEN TRUNG HIEU.

Tài khoản MSB: Số tài khoản: 37101015570772, chủ tài khoản tên TRAN TRUONG HOANG VINH.

Tài khoản ACB số tài khoản: 16479981, chủ tài khoản tên NGUYEN ANH TU.

Tài khoản BIDV: Số tài khoản: 8882800222, chủ tài khoản tên BUI XUAN NHAT; Số tài khoản: 8852420056, chủ tài khoản tên HUYNH BICH THUY.

Tài khoản VPBank: Số tài khoản: 3730240393, chủ tài khoản tên MAI VAN THANH.

Lực lượng chức năng đề nghị, ai là bị hại, đã chuyển tiền vào các số tài khoản nêu trên nhanh chóng báo cho Cơ quan CSĐT, Công an huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

12 tài khoản ngân hàng lừa đảo trên sàn thương mại điện tử Difiti, Ebay giả mạo

Theo Công an tỉnh Bình Thuận, thời gian qua trên địa bàn tỉnh xuất hiện thủ đoạn các đối tượng lập tài khoản Facebook ảo để tìm kiếm, kết bạn với các tài khoản Facebook của các bị hại, sau đó nhắn tin trò chuyện yêu đương theo kịch bản có sẵn. Khi đã tạo được niềm tin cho bị hại, các đối tượng rủ rê, lôi kéo các bị hại làm nhiệm vụ là nạp tiền đặt các đơn hàng ảo trên sàn thương mại điện tử Difiti, Ebay giả mạo để nhận hoa hồng nhằm chiếm đoạt tài sản của các bị hại.

Đầu tiên, các đối tượng hướng dẫn cho bị hại lập tài khoản trên sàn Ebay, Difiti bằng mã giới thiệu do đối tượng cung cấp. Sau đó đối tượng yêu cầu bị hại đăng nhập bằng tài khoản đã tạo tại các địa chỉ https://shopturs.com https://www.shbayusi.com để làm "nhiệm vụ" bằng việc nộp tiền mua hàng, mỗi "nhiệm vụ" là 40 đơn hàng . Với mỗi "nhiệm vụ" hoàn thành, bị hại được hưởng hoa hồng từ 08 - 15 đô la.

Sau đó vài lần đầu làm "nhiệm vụ" với các đơn hàng giá trị thấp, các đối tượng dụ dỗ bị hại thực hiện nhiệm vụ với các đơn hàng giá trị cao để được hưởng hoa hồng cao. Nếu trong quá trình này bị hại do dự muốn rút tiền ra không làm nhiệm vụ nữa, đối tượng sẽ dụ dỗ bị hại nộp thêm tiền để hoàn thành "nhiệm vụ" mới rút được tiền . Khi bị hại không còn khả năng tài chính các đối tượng sẽ cắt liên lạc trên Facebook.

Trên địa bàn toàn quốc, hoạt động của loại tội phạm này diễn ra cũng rất phức tạp. Điển hình như Công an tỉnh Điện Biên làm rõ vụ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn tương tự nêu trên xảy ra từ năm 2023 đến tháng 01/2024 tại tỉnh Điện Biên và một số tỉnh, thành phố, khởi tố 12 bị can. Trong đó, các đối tượng đã sử dụng 12 tài khoản ngân hàng để nhận tiền và 04 tài khoản ngân hàng để chuyển trả tiền hoa hồng cho các bị hại trên toàn quốc, trong đó có bị hại tại tỉnh Bình Thuận.

Danh sách các tài khoản ngân hàng lừa đảo chuyển tiền- Ảnh 2.
Nguồn: Công an tỉnh Bình Thuận

Các tài khoản ngân hàng lừa đảo theo hình thức cho vay online và đầu tư tài chính

Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Bình Thuận cũng đang tìm các bị hại trong vụ án hình sự "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" trên không gian mạng dưới hình thức cho vay online và đầu tư tài chính liên quan đến các Công ty TNHH hỗ trợ và đầu tư Anh Phúc, Công ty TNHH đầu tư dịch vụ Minh Thành Công, sàn đầu tư tài chính JDR giả mạo.

Cơ quan công an cho biết, trong khoảng thời gian từ tháng 3/2023 đến khi bị bắt giữ, bị can Phạm Anh Trường (sinh ngày 23/8/1992, trú tại: thôn Minh Lương Nội, xã Tiên Ngoại, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) đã thuê địa điểm tại Bavet, tỉnh Svay Rieng, Campuchia. Tại đây, bị can Trường tiến hành lắp đặt 26 bộ máy tính để bàn, khoảng 40 điện thoại di động đăng nhập tài khoản Zalo mạng thông tin của người Việt Nam (đã được đối tượng mua lại) được kết nối với mạng Internet tạo lập các trang fanpage trên mạng xã hội Facebook, Zalo để chạy quảng cáo, đăng bài viết.

Đồng thời, Trường thuê 25 người Việt Nam để lập, điều hành hoạt động của 2 trang mạng chuyên về cho vay vốn online có bảo hiểm khoản vay (địa chỉ truy cập: anhphuc.vn và anhphuc.com.vn) mạo danh các công ty tài chính có thật tại Việt Nam mời gọi các bị hại vay tiền tín chấp có 10% bảo hiểm khoản vay rồi chiếm đoạt số tiền này. Bên cạnh đó, Trường cũng mạo danh lập sàn đầu tư tài chính JDR (địa chỉ truy cập: jdrsecurities.com.vn) để kêu gọi các bị hại đầu tư tài chính rồi chiếm đoạt tiền đầu tư của các bị hại.

Để tiếp nhận tiền do các bị hại chuyển đến, Phạm Anh Trường cùng đồng bọn đã sử dụng 4 số tài khoản ngân hàng đăng ký thông tin trùng tên với người đại diện hợp pháp của Công ty hoặc mạng thông tin của các Công ty hỗ trợ đầu tư tài chính để các bị hại tin tưởng, từ đó chuyển tiền vào các số tài khoản ngân hàng gồm: (1)Tài khoản VIB BANK số: 037513170, chủ tài khoản: NGUYEN VAN PHUC; (2) Tài khoản VPBANK số: 136789, chủ tài khoản: CT TNHH HO TRO VA DAU TU ANH PHUC; (3) Tài khoản MB BANK số: 5599888666, chủ tài khoản: CONG TY TNHH ANH PHUC; (4) Tài khoản VIETCOMBANK số: 1211016789, Chủ tài khoản: CT TNHH DAU TU DICH VU MINH THANH CONG.

Theo Nhịp sống Thị trường
https://markettimes.vn/danh-sach-cac-tai-khoan-ngan-hang-lua-dao-chuyen-tien-64676.html
Copy Link
https://markettimes.vn/danh-sach-cac-tai-khoan-ngan-hang-lua-dao-chuyen-tien-64676.html
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Danh sách các tài khoản ngân hàng lừa đảo chuyển tiền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO