Dầu ăn đã qua sử dụng có được giảm thuế giá trị gia tăng không?

05/09/2024 12:11

Đối với loại dầu ăn đã qua sử dụng có thuộc vào những đối tượng được giảm thuế gia trị gia tăng hay không?

1. Dầu ăn đã qua sử dụng có được giảm thuế giá trị gia tăng không?

Căn cứ Công văn 3544/TCT-CS năm 2024 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành có quy định như sau:

Trường hợp mặt hàng “dầu ăn đã qua sử dụng” thuộc nhóm 2029050 “Mỡ và dầu động thực vật được chế biến theo phương pháp hóa học” Danh mục hàng hóa, dịch vụ tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP (hết hiệu lực ngày 01/01/2023) thì không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Theo đó, nhóm Mỡ và dầu động thực vật được chế biến theo phương pháp hóa học gồm:

Mỡ và dầu động thực vật và các phần phân đoạn của chúng, đã được chế biến theo phương pháp hóa học (đã đun sôi, ô xi hóa, khử nước, sun phát hóa, thổi khô, polyme hóa bằng cách đun nóng trong chân không hoặc trong khí trơ hoặc bằng biện pháp thay đổi về mặt hóa học); Các hỗn hợp hoặc các chế phẩm không ăn được từ mỡ hoặc dầu động vật và các phần phân đoạn của các loại mỡ và dầu khác nhau.

Như vậy, loại dầu ăn đã qua sử dụng loại trừ các loại được hidro hóa, este hóa liên hợp, tái este hóa sẽ không được giảm thuế giá trị gia tăng khi tính thuế.

Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới)
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024

dầu ăn

Dầu ăn đã qua sử dụng không được giảm thuế giá trị gia tăng (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Ai là người nộp thuế giá trị gia tăng?

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP, quy định về người nộp thuế giá trị gia tăng như sau:

(i) Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

(ii) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản (ii) Mục 3 dưới đây.

Quy định về cơ sở thường trú và cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập cá nhân.

3. Những trường hợp nào không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng?

Căn cứ khoản 3 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP, những trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng gồm:

(i) Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

(ii) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.

(iii) Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản.

(iv) Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.

(v) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dầu ăn đã qua sử dụng có được giảm thuế giá trị gia tăng không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO