Hóa đơn tiền điện hàng tháng ở mức cao luôn là nỗi ám ảnh của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, với một số mẹo đơn giản dưới đây thì bạn có thể kiểm soát và tiết kiệm được một lượng đáng kể điện năng tiêu thụ.
Đèn LED tiết kiệm khoảng 75% năng lượng và có tuổi thọ lâu hơn gấp 25 lần so với đèn sợi đốt thông thường. Chính vì vậy, để tiết kiệm điện, tốt hơn hết bạn nên dùng đèn LED.
Ngoài ra, bạn cũng không cần lo ngại về kích thước của đèn LED bởi hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đèn có hình dáng và kích thước giống đèn sợi đốt.
Đóng kín cửa khi sử dụng điều hòa
Những kẽ hở của cửa, dù rất nhỏ vẫn khiến bạn bị tiêu hao một lượng điện năng không nhỏ. Do đó, hãy chú ý đóng kín cửa phòng khi bật điều hòa.
Cáp, dây sạc hay tivi để ở chế độ ngủ đều tiêu thụ một lượng điện năng nhất định. Nếu không sử dụng, hãy rút ra khỏi ổ, tắt hoàn toàn các thiết bị điện.
Một cách tiết kiệm tiền điện đơn giản nhất mà các bạn nhỏ cũng có thể làm đó là tắt tất cả các thiết bị điện khi bạn phải đi ra ngoài.
Vệ sinh các thiết bị sử dụng lâu ngày là điều cần thiết để giảm tiêu thụ điện năng. Đặc biệt, đối với quạt, điều hòa hoặc các thiết bị đặt ở nơi có nhiều bụi thì phần lưới lọc sẽ nhanh chóng bám bẩn, làm giảm khả năng trao đổi nhiệt và gió.
Khi đó, các thiết bị này buộc phải tăng công suất để đảm bảo hoạt động làm mát. Vì thế mà gây ra lãng phí điện. Vậy nên, việc bảo trì, vệ sinh đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.
Đây là thiết bị được kết nối với smartphone qua wifi, giúp bạn bật tắt các thiết bị điện trong nhà dễ dàng dù ở bất kỳ nơi nào. Với thiết bị này, bạn có thể thiết lập chế độ tự động tắt mở thiết bị điện.
Nhờ đó, bạn sẽ không còn phải lo lắng khi ra ngoài mà quên tắt điện. Thêm vào đó, thiết bị thông minh có thể thông báo tình trạng tiêu thụ và ước tính số tiền mà bạn phải trả trong tháng.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn cách tiết kiệm điện trong gia đình khác như lắp các thiết bị cảm biến chuyển động. Chúng sẽ tự động mở khi có người đến gần và tắt khi người đi khỏi khoảng cách quy định.
Khoảng thời gian từ 9 giờ 30 – 11 giờ 30 và 17 giờ – 20 giờ được xem là khoảng thời gian cao điểm. Trong thời gian này, các hộ gia đình chỉ nên sử dụng những thiết bị cần thiết và những thiết bị tiết kiệm điện.
Đồng thời, bạn cần hạn chế sử dụng các thiết bị có công suất lớn cùng lúc để giảm nguy cơ gây hỏng thiết bị hoặc xảy ra sự cố cháy nổ. Chưa kể việc sử dụng điện vào giờ cao điểm sẽ khiến hóa đơn tiền điện của bạn tăng cao.
Việc này không chỉ giúp nguồn điện duy trì trạng thái ổn định, nâng cao chất lượng điện, mà còn tăng hiệu suất kinh doanh, sản xuất, bảo đảm sinh hoạt của người dân.
Nhiều người cho rằng để thiết bị điện ở trạng thái chờ sẽ tiết kiệm điện hơn nhưng có một thực tế là điều này vẫn tiêu tốn năng lượng điện và có thể chiếm tới 10% trong tổng lượng điện tiêu thụ của bạn.
Chính vì lý do đó, nếu không cần sử dụng thiết bị trong thời gian dài, tốt hơn hết bạn nên tắt hẳn để tiết kiệm năng lượng.