Bộ Công an đang đề nghị xây dựng dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), trong đó đề xuất cho phép phạm nhân được thực hiện cuộc gọi có hình ảnh với thân nhân.
Đề xuất cho phép phạm nhân được thực hiện cuộc gọi có hình ảnh với thân nhân (Hình từ internet)
Mới đây, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa công bố Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).
Đề cương chi tiết |
Dự thảo Tờ trình |
Cụ thể tại Đề cương chi tiết Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 54 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định “Chế độ liên lạc của phạm nhân”, theo hướng bổ sung quy định phạm nhân được thực hiện cuộc gọi có hình ảnh.
Hiện hành tại Điều 54 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định chế độ liên lạc của phạm nhân như sau: - Phạm nhân được gửi mỗi tháng 02 lá thư. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư mà phạm nhân gửi và nhận. - Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này. - Chi phí cho việc liên lạc của phạm nhân quy định trên do phạm nhân chi trả. |
Dự kiến, dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (vào tháng 10 năm 2024) và xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5 năm 2025).
(1) Phạm nhân có các quyền sau đây:
- Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;
- Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;
- Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;
- Được lao động, học tập, học nghề;
- Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
- Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;
- Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
- Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;
- Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.
(2) Phạm nhân có các nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;
- Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;
- Lao động, học tập, học nghề theo quy định;
- Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường.
(3) Phạm nhân có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019.
(Điều 27 Luật Thi hành án hình sự 2019)