Đề xuất quy định về đào tạo trình độ sơ cấp mới nhất

18/09/2024 16:20

Nội dung đề xuất quy định về đào tạo trình độ sơ cấp đang được lấy ý kiến tại dự thảo Thông tư của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Đề xuất quy định về đào tạo trình độ sơ cấp mới nhất

Đề xuất quy định về đào tạo trình độ sơ cấp mới nhất (Hình từ internet)

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, dự kiến bãi bỏ Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH.

Đề xuất quy định về đào tạo trình độ sơ cấp mới nhất

Cụ thể, dự thảo Thông tư quy định về đào tạo trình độ sơ cấp được đề xuất quy định các nội dung bao gồm:

- Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp;

- Quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo;

- Quy định việc tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình;

- Quy định việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh và ban hành quy chế tuyển sinh đào tạo;

- Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ;

- Quy định về quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; quy định mẫu chứng chỉ sơ cấp, việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ sơ cấp.

Sau là đơn cử một vài quy định chi tiết về đào tạo trình độ sơ cấp được đề xuất tại dự thảo Thông tư như sau:

(1) Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ sơ cấp

- Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ sơ cấp là số tín chỉ bắt buộc mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp.

- Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết; hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận. Thời gian người học tự học, tự chuẩn bị có hướng dẫn là cần thiết trong quá trình học tập để người học có thể tiếp thu được kiến thức, kỹ năng của nghề nhưng không được tính trong chương trình đào tạo.

- Khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp tối thiểu là 05 tín chỉ. Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm học nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

- Khối lượng học tập lý thuyết và học tập thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm tối đa 25%; thực hành chiếm tối thiểu 75%.

Hiện hành, tại Điều 4 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH, sửa đổi bởi Thông tư 38/2018/TT-BLĐTBXH quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ sơ cấp như sau:

- Khối lượng học tập tối thiểu đối với bậc 1, 2 và 3 trình độ sơ cấp

+ Bậc 1 - Sơ cấp I tối thiểu là 5 (năm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 3 (ba) mô - đun và thời gian thực học tối thiểu là 300 (ba trăm) giờ chuẩn đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

+ Bậc 2 - Sơ cấp II tối thiểu là 15 (mười lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 9 (chín) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

+ Bậc 3 - Sơ cấp III tối thiểu là 25 (hai mươi lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 15 (mười lăm) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

- Khối lượng học tập lý thuyết và học tập thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm tối đa 25%; thực hành chiếm tối thiểu 75%.

(2)Quy định yêu cầu về chương trình đào tạo

- Chương trình đào tạo phải đáp ứng quy định về chuẩn đầu ra được Bộ lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Đối với những ngành, nghề chưa ban hành chuẩn đầu ra, Thủ trưởng cơ sở đào tạo tổ chức xây dựng chuẩn đầu ra theo quy trình được quy định tại Thông tư này trước khi xây dựng chương trình đào tạo.

- Nội dung chương trình đào tạo đảm bảo để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề; chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của người học; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp.

- Trong chương trình đào tạo, tên nghề phải được xác định cụ thể và có trong danh mục nghề, công việc của ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn hoặc có trong danh mục nghề thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương ban hành.

- Chương trình đào tạo bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động; phân bổ hợp lý thời gian giữa các khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; bảo đảm việc liên thông lên trình độ trung cấp, cao đẳng.

- Chương trình đào tạo phải thể hiện được phạm vi, cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng modun, tín chỉ, môn học.

Xem thêm nội dung tại dự thảo Thông tư.

Theo thuvienphapluat.vn
https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/chinh-sach-moi/71559/de-xuat-quy-dinh-ve-dao-tao-trinh-do-so-cap-moi-nhat
Copy Link
https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/chinh-sach-moi/71559/de-xuat-quy-dinh-ve-dao-tao-trinh-do-so-cap-moi-nhat
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đề xuất quy định về đào tạo trình độ sơ cấp mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO