Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, mọi trường hợp vi phạm giao thông bị phát hiện đều bị xử lý nghiêm, xuyên suốt dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Vậy các mức phạt được quy định thế nào?
Mới đây, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT, Bộ Công an) cho biết, thực hiện Kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), trật tự xã hội Tết Nguyên đán Giáp Thìn, lực lượng CSGT tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân và xử lý từ gốc các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông như: Người điều khiển xe mà trong cơ thể có nồng độ cồn, chất ma túy; vi phạm tốc độ; đi không đúng phần đường, làn đường; tránh, vượt, dừng, đỗ sai quy định; xe "cơi nới" thành thùng, chở hàng quá tải, quá khổ; chở quá số người quy định; đón, trả khách không đúng nơi quy định...
Các tổ công tác triển khai ở 58 địa phương, phối hợp với Phòng CSGT, công an cấp huyện/thị thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung kiểm soát, phát hiện, xử lý chuyên đề người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn và các hành vi vi phạm trật tự ATGT khác, góp phần kiềm chế và làm giảm các vụ tai nạn giao thông.
"Trong thời gian qua đã cho thấy công tác đấu tranh, xử lý vi phạm liên quan đến nồng độ cồn đã thực sự hiệu quả, góp phần ngăn chặn hành vi vi phạm là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến tai nạn giao thông. Trong thời gian tới, lực lượng CSGT sẽ tiếp tục tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm chuyên đề người điều khiển phương tiện mà trong hơi thở có nồng độ cồn, ma túy, quyết tâm hình thành bằng được thói quen, văn hóa đã uống rượu bia không lái xe"- đại diện Cục CSGT cho biết.
Vị đại diện Cục CSGT nhấn mạnh quá trình xử lý vi phạm triệt để, không né tránh với tinh thần thượng tôn pháp luật "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", mọi trường hợp vi phạm bị phát hiện đều bị xử lý nghiêm, xuyên suốt dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Theo Điều 5, 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với vi phạm nồng độ cồn được áp dụng như sau:
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở | Mức phạt | |
Xe máy | Xe ô tô | |
≤ 50 mg/100 ml máu Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở | Phạt từ 2 - 3 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng | Phạt từ 06 - 08 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng |
> 50 - 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở | Phạt từ 4 - 5 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng | Phạt từ 16 - 18 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng |
> 80 mg/100 ml máu Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở | Phạt từ 6 - 8 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng | Phạt từ 30 - 40 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng |
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP mức phạt chạy quá tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ vi phạm | Loại xe | Mức phạt tiền |
Từ 05km/h đến dưới 10km/h | Ô tô | Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng |
Xe mô tô, xe gắn máy | Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. | |
Máy kéo, xe máy | Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 600.000 đồng. | |
Từ 10km/h đến 20km/h | Ô tô | Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. |
Xe mô tô, xe gắn máy | Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. | |
Máy kéo, xe máy | Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1-3 tháng | |
Trên 20km/h đến 35km/h | Ô tô | Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng. |
Xe mô tô, xe gắn máy | Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng. | |
Máy kéo, xe máy | Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 2-4 tháng. | |
Trên 35km/h | Ô tô | Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng. |
Loại xe | Mức phạt tiền |
Ô tô | Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (theo quy định tại Điểm b, Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (theo Điểm c, Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). |
Mô tô, xe gắn máy | Từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (theo quy định tại Điểm b, Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (theo Điểm c, Khoản 10, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). |
Máy kéo, xe máy chuyên dùng | Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (theo Điểm b, Khoản 10, Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). |
Theo quy định hiện hành, hành vi đua xe trái phép bị phạt rất nặng. Cụ thể, cá nhân đua xe ô tô bị phạt từ 20-25 triệu đồng, đua xe máy bị phạt từ 10-15 triệu đồng.
Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe cũng tăng mạnh. Lái xe ô tô sử dụng điện thoại sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng, điều khiểu xe máy bị phạt từ 800.000-1 triệu đồng.
Với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, theo Nghị định 123/2021, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng, hành vi chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm cũng bị áp dụng mức phạt tiền này. Việc đội mũ bảo hiểm nếu không cài quai theo đúng quy cách sẽ bị phạt như lỗi không đội mũ bảo hiểm.
Với hành vi không có giấy đăng ký xe khi tham gia giao thông, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 2-3 triệu đồng, người đi xe máy bị phạt từ 800.000 - 1 triệu đồng. Nếu tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 10-12 triệu đồng, người điều khiển xe máy bị phạt từ 1-2 triệu đồng.