Bộ phim huyền thoại "Tây du ký" 1986 được yêu thích không chỉ bởi vì nội dung thú vị mà những câu chuyện hậu trường xung quanh đoàn phim cũng hấp dẫn không kém.
Ngày 30/6, QQ đưa tin bộ phim Tây du ký 1986 là tác phẩm kinh điển làm say mê hàng triệu khán giả trong nhiều thế hệ người Trung Quốc. Để hoàn thành tác phẩm chỉ có 25 tập phim này, đoàn phim đã phải mất thời gian 6 năm, đi qua 26 tỉnh ra cả nước ngoài, với sự tham gia của 162 diễn viên. Phim chú ý tới từng chi tiết nhỏ nhất nhờ vậy trải qua gần 40 năm, tác phẩm vẫn sống mãi trong lòng khán giả.
Theo QQ , ấn tượng của người xem đối với Tây du ký 1986 là tiên khí lượn lờ, ma quỷ thành đàn, tiên nhân tập hợp, đại triển các phép thần thông quảng đại. Bộ phim hoàn toàn xây dựng được không khí thần tiên ma quái đậm nét khiến người xem tin rằng nhân vật ấy, thế giới ấy là có thực.
Để làm được điều này vào những năm 1982, khi mà kỹ thuật quay phim còn hạn chế là điều không hề dễ dàng. Theo chia sẻ từ nhân viên quay phim Tây du ký 1986, thời điểm đó việc tạo ra các đám mây làn khói tiên khí khá vất vả vì không có sẵn đá khô như hiện tại. Trong một cảnh quay Tôn Ngộ Không phun tiên khí cứu sư phụ, nam diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng đã hít một hơi thuốc dài sau đó giả làm tiên khí.
Tuy nhiên, cảnh quay ít nhân vật dễ giải quyết, nhưng các cảnh tụ tập chúng tiên như lễ hội bàn đào lại khó hơn rất nhiên vì khu vực cần tạo khói rộng.
Đạo diễn Dương Khiết cho biết lúc này vai trò của tổ khói lửa là quan trọng nhất. Họ phải sử dụng lớn lượng pháo khói, đá khô để tạo ra bầu không khí thần tiên.
Tuy nhiên, sau khi chuẩn bị xong thì do lượng khói quá nhiều không tìm thấy diễn viên vào vai Xích Cước Đại Tiên đâu cả. Khi nhân viên tìm được thì nhiều diễn viên đang hoa mắt chóng mặt, thậm chí ngất vì hít phải khói quá nhiều gây khó thở. May mắn là không có trường hợp xấu xảy ra, nếu không sẽ ảnh hưởng tới quá trình quay, thậm chí bộ phim cũng không tồn tại.
Bên cạnh đó, QQ cũng thán phục trước sự sáng tạo của đạo diễn Dương Khiết và tổ quay phim để làm ra những thước phim kinh điển. Trong Tây du ký có không ít cảnh quay ở Long Cung, tất nhiên với trình độ kỹ thuật lúc bấy giờ đoàn phim không thể xuống nước quay trực tiếp hay tạo ra một phim trường dưới nước lớn. Do đó, đoàn phim đã quyết định quay qua bể cá. Một số nhân viên còn sử dụng máy tạo ôxy hay ống hút để tạo sóng. Cuối cùng, các cảnh quay vô cùng đẹp và hiệu quả, tạo ra thế giới thủy cung khác hẳn trên cạn.