Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở: 5 điều cần biết 2024

Nguyễn Hương 25/07/2024 13:16

Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở trong doanh nghiệp là một trong các lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy chữa cháy của toàn dân.

1. Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở trong doanh nghiệp có bắt buộc không?

Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở trong doanh nghiệp có bắt buộc không?
Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở trong doanh nghiệp có bắt buộc không? (Ảnh minh hoạ)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP thì người đứng đầu cơ sở, người đứng đầu các cơ quan/đơn vị kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất có trách nhiệm tiến hành thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hay không chuyên trách.

Người đứng đầu cơ quan/tổ chức theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có trách nhiệm phải thành lập và duy trì đội phòng cháy chữa cháy chuyên ngành, đồng thời trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hay không chuyên trách.Như vậy, doanh nghiệp sau khi được thành lập bắt buộc phải tiến hành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở để đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy trong doanh nghiệp.

2. Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở gồm bao nhiêu người?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, việc bố trí lực lượng đội phòng cháy chữa cháy cơ sở tùy theo số người thường xuyên làm việc tại cơ sở, cụ thể như sau:
Số người làm việc thường xuyênSố thành viên đội PCCCSố đội trưởngSố đội phóLưu ý
Dưới 10 ngườiTất cả những người làm việc thường xuyên tại cơ sởKhông bắt  buộc phải cóKhông bắt buộc phải cóNgười lãnh đạo cơ sở là chỉ huy, chỉ đạo đội PCCC
Từ 10 - 50 ngườiTối thiểu 10 người01Không bắt buộc phải có
Từ 51 - 100 ngườiTối thiểu 15 người0101
Trên 100 ngườiTối thiểu 25 người0102
Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở gồm bao nhiêu người?
Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở gồm bao nhiêu người? (Ảnh minh hoạ)

3. Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở do ai thành lập, quản lý và chỉ đạo?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 25 Điều 1 Luật Phòng cháy và chữa cháy số
40/2013/QH13, có quy định về việc thành lập, quản lý đội phòng cháy chữa cháy tại cơ sở như sau:Tại cơ sở phải thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở. Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định việc thành lập và quản lý.Như vậy, thẩm quyền thành lập, quản lý và chỉ đạo đội phòng cháy chữa cháy tại cơ sở là thuộc trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở.

4. Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở thực hiện nhiệm vụ gì?

Căn cứ theo Điều 45 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, đội phòng cháy chữa cháy tại cơ sở thực hiện các nhiệm vụ sau đây:- Đề xuất về việc ban hành quy định và nội quy an toàn về phòng cháy chữa cháy.- Tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các kiến thức liên quan đến phòng cháy chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng để tham gia vào các hoạt động về phòng cháy chữa cháy.- Kiểm tra và đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy về an toàn phòng cháy chữa cháy.- Tổ chức việc huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho nhân viên tại cơ sở.- Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, các phương tiện và thực hiện nhiệm vụ phòng cháy khi phát sinh cháy; tham gia chữa cháy tại địa phương và cơ sở khác khi có yêu cầu.Như vậy, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở có trách nhiệm thực hiện theo các nhiệm vụ nêu trên.

5. Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở được trả lương thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 34 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định đội trưởng và đội phó của đội phòng cháy chữa cháy cấp cơ sở và chuyên ngành hoạt động theo chế độ không chuyên trách sẽ được hưởng nguyên lương, các phụ cấp khác nếu có và mức hỗ trợ thường xuyên do cơ sở đó chi trả tùy theo từng chức danh, nhưng không được thấp hơn hệ số 0,2 lương tối thiểu vùng.Như vậy, đội trưởng và đội phó của đội phòng cháy chữa cháy tại cơ sở hoạt động theo chế độ không chuyên trách sẽ được hưởng nguyên lương, các phụ cấp (nếu có) và cùng với mức hỗ trợ thường xuyên do cơ sở chi trả tuỳ vào chức danh.Mức lương tối thiểu vùng hiện nay để làm cơ sở chi trả mức hỗ trợ thường xuyên cho đội trưởng và đội phó của đội phòng cháy chữa cháy cơ sở được quy định tại Điều 3 Nghị định số 74/2024/NĐ-CP (có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024), cụ thể như sau:
VùngMức lương tối thiểu (đồng/tháng)Mức hỗ trợ thường xuyên cho đội trưởng, đội phó đội PCCC không thấp hơn mức (đồng/tháng)
Vùng I4.960.000992.000
Vùng II4.410.000882.000
Vùng III3.860.000772.000
Vùng IV3.450.000690.000
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì những thành viên trong đội PCCC cơ sở trong thời gian tham gia về huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC sẽ được nghỉ làm việc mà vẫn được hưởng nguyên lương, nhận các khoản phụ cấp khác (nếu có), đồng thời mỗi ngày cũng sẽ được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng tương ứng với 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH, ngày lương tối thiểu vùng được xác định bằng với mức lương tối thiểu vùng theo tháng được áp dụng cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp trên địa bàn vùng I chia cho 26 ngày. Theo đó, tiền bồi dưỡng cho thành viên đội PCCC cơ sở được tính như sau:Tiền bồi dưỡng = Mức lương tối thiểu vùng theo tháng của vùng I/26 ngày x 0,3 = 4.960.000/26 x 0,3 = 57.230 đồng/ngày.Trên đây là những thông tin về Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở trong doanh nghiệp.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở: 5 điều cần biết 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO