Dự án đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ của các doanh nghiệp, quỹ phúc lợi của đơn vị có được coi là vốn đầu tư công?

05/09/2024 17:31

Dự án đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ của các doanh nghiệp, quỹ phúc lợi của đơn vị có được coi là vốn đầu tư công? Lợi nhuận của doanh nghiệp do Nhà nước được phân chia như thế nào?

1. Dự án đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ từ doanh nghiệp và quỹ phúc lợi có được coi là vốn đầu tư công?

1.1. Vốn đầu tư công bao gồm những nguồn vốn nào?

Căn cứ khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019, khi thực hiện đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ của các doanh nghiệp và quỹ phúc lợi của đơn vị thì vốn đầu tư công quy định tại Luật Đầu tư công 2019 bao gồm:

(i) Vốn ngân sách nhà nước.

(ii) Vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.

Nguồn vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập cũng là lợi nhuận của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ vốn nên dự án đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ của các doanh nghiệp, quỹ phúc lợi của đơn vị được coi là vốn đầu tư công.

Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới)
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP
File word Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực năm 2024

Dự án đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ của các doanh nghiệp, quỹ phúc lợi của đơn vị được coi là vốn đầu tư công

Dự án đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ của các doanh nghiệp, quỹ phúc lợi của đơn vị được coi là vốn đầu tư công (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

1.2. Lợi nhuận của doanh nghiệp do Nhà nước được phân chia như thế nào?

Căn cứ Điều 31 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 32/2018/NĐ-CP), lợi nhuận của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2023, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo thứ tự như sau:

(i) Chia lãi cho các bên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng kinh tế đã ký kết (nếu có).

(ii) Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế theo quy định.

(iii) Lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản quy định tại khoản (i), (ii) Mục 1.2 này được phân phối theo thứ tự như sau:

- Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp.

- Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp xếp loại A được trích 3 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.

+ Doanh nghiệp xếp loại B được trích 1,5 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.

+ Doanh nghiệp xếp loại C được trích 01 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.

+ Doanh nghiệp không thực hiện xếp loại thì không được trích lập hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.

- Trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên:

+ Doanh nghiệp xếp loại A được trích 1,5 tháng lương thực hiện của người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên.

+ Doanh nghiệp xếp loại B được trích 01 tháng lương thực hiện của người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên.

+ Doanh nghiệp xếp loại C hoặc doanh nghiệp không thực hiện xếp loại thì không được trích lập quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên.

- Trường hợp số lợi nhuận còn lại sau khi trích lập Quỹ đầu tư phát triển quy định tại gạch đầu dòng đầu tiên khoản (iii) Mục này mà không đủ nguồn để trích các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên theo mức quy định thì doanh nghiệp được giảm trừ phần lợi nhuận trích lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn trích lập đủ quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên theo mức quy định, nhưng mức giảm tối đa không quá mức trích vào Quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính.

- Lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ quy định tại gạch đầu dòng 1, 2, 3 khoản (iii) Mục này được nộp về ngân sách nhà nước.

2. Dự án đầu tư công được phân loại như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Luật Đầu tư công 2019, quy định về phân loại dự án đầu tư công.

(i) Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau:

- Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án.

- Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại gạch đầu dòng đầu tiên khoản (i) Mục 2 này.

(ii) Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư công được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10 Luật Đầu tư công 2019.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dự án đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ của các doanh nghiệp, quỹ phúc lợi của đơn vị có được coi là vốn đầu tư công?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO