Báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới cho thấy tổng nhu cầu vàng toàn cầu (bao gồm lượng mua vào của thị trường phi tập trung OTC) tăng 3% so với cùng kỳ năm 2023.
Chốt phiên giao dịch ngày 7/5, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC mua vào bán ra ở mức 85,3 - 87,5 triệu đồng/lượng, tăng 1.000.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước.
Vàng Doji HN niêm yết giá vàng ở mức 85,3 - 86,8 triệu đồng/lượng, tăng 1.000.000 đồng/lượng so với chốt phiên gần nhất.
Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng nhẫn niêm yết ở mức 73,5 - 75,2 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên liền trước.
Sau khi giá vàng miếng SJC lên đỉnh mới 87,5 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước thông báo đấu thầu vàng miếng SJC vào ngày 8/5 với gần 17.000 lượng vàng với giá cọc được nâng lên 85,3 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng đạt 2.321,04 USD/ounce, giảm 5,22 USD/ounce lúc 20h22 ngày 7/5 theo giờ Việt Nam.
Vàng thế giới quay đầu giảm
Báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới cho thấy tổng nhu cầu vàng toàn cầu (bao gồm lượng mua vào của thị trường phi tập trung OTC) tăng 3% so với cùng kỳ năm 2023 lên 1.238 tấn, đánh dấu quý 1 tăng mạnh nhất kể từ năm 2016.
Các ngân hàng trung ương tích cực mua thêm vàng, bổ sung thêm 290 tấn vàng vào kho dự trữ. Việc mua vào liên tục với khối lượng lớn của khối ngân hàng chính thống nhấn mạnh tầm quan trọng của vàng trong danh mục tài sản dự trữ quốc tế trong bối cảnh thị trường nhiều biến động và rủi ro gia tăng.
Ngoài ra, nhu cầu về vàng trong lĩnh vực công nghệ đã phục hồi 10% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ sự bùng nổ của AI trong lĩnh vực điện tử.
Giá vàng trong nước thường diễn biến theo giá thế giới. Vì vậy, giá vàng trong nước có thể sẽ giảm trong phiên ngày 8/5.