Đây là 4 loại rau không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn có tác dụng dưỡng ẩm đường ruột, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa thức ăn.
Sức khỏe đường ruột đặc biệt quan trọng đối với người trung niên và cao tuổi. Chức năng đường ruột tốt không chỉ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn mà còn giúp loại bỏ chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời duy trì sức khỏe tốt. Để duy trì hoạt động bình thường của ruột, người trung niên và cao tuổi nên ăn nhiều rau có lợi cho đường ruột. Sau đây là 4 loại rau được đường ruột ưa chuộng. Chúng không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn có tác dụng dưỡng ẩm đường ruột, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa thức ăn, là nguyên liệu bồi bổ sức khỏe lý tưởng cho người trung niên và người cao tuổi.
Cúc đắng hay còn gọi là rau diếp xoăn là một loại rau phổ biến, có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh phong phú. Nó rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, đặc biệt là vitamin C, vitamin K và kali. Cúc đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phổi, giảm ho, điều hòa chức năng đường ruột, đặc biệt thích hợp cho người trung niên và cao tuổi. Cúc đắng chứa thành phần đắng, có tác dụng kích thích tiết dịch tiêu hóa, tăng cường chức năng tiêu hóa, kích thích thèm ăn, giúp ăn ngon miệng và tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, rau cúc đắng rất giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, tăng lượng phân, giảm các vấn đề táo bón, giữ ẩm và thư giãn ruột, có lợi cho sức khỏe đường ruột.
Công thức gợi ý: Rau cúc đắng đậu phộng
Nguyên liệu làm món rau cúc đắng đậu phộng
1/2 bát con đậu phộng, lượng rau cúc đắng vừa phải, 200gr thịt nạc thái lát, 3 tép tỏi, một chút gừng, 1 thìa canh rượu nấu ăn, lượng nước vừa đủ, lượng nước tương vừa phải, chút muối, lượng dầu ăn thích hợp.
Cách làm món rau cúc đắng đậu phộng
Rau cúc đắng rửa sạch, để ráo nước. Thịt nạc đã thái lát, ướp với rượu nấu ăn, nước tương, chút muối trong khoảng 15 phút. Băm nhỏ gừng và tỏi rồi để sang một bên.
Cho một chút dầu ăn vào chảo. Làm nóng chảo rồi đổ đậu phộng vào chiên cho tới khi vàng thì vớt ra, để riêng.
Làm nóng chảo với dầu lần nữa, cho tỏi và gừng băm vào phi thơm. Tiếp theo cho thịt nạc đã ướp vào xào đến khi chuyển màu. Xào một lúc thì cho rau cúc đắng vào rồi đảo đều. Tùy theo khẩu vị cá nhân mà nêm nếm thêm chút muối, nước tương cho vừa ăn rồi đảo đều.
Cuối cùng cho đậu phộng đã chiên vào nồi và xào đều với các nguyên liệu rồi tắt bếp. Cho rau cúc đắng đậu phộng ra đĩa là có thể thưởng thức.
Hạt sen là một thành phần nguyên liệu phổ biến trong y học cổ truyền. Nó có tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ khí và an thần. Hạt sen rất giàu chất dinh dưỡng bao gồm protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Hạt sen có tác dụng bổ tim, an thần, bổ tỳ, nhuận tràng, nhuận phổi, giảm ho, bổ thận, tăng cường dương. Người trung niên và người cao tuổi dùng hạt sen sẽ có tác dụng điều hòa chức năng đường tiêu hóa, tăng cường thể lực, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp giảm táo bón, cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài ra, hạt sen còn rất giàu chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm hấp thu chất độc trong ruột, duy trì sức khỏe đường ruột.
Công thức gợi ý: Canh gà hạt sen
Nguyên liệu để làm canh gà hạt sen
100g hạt sen, 2 phần đùi gà, 3 lát gừng, lượng rượu nấu ăn vừa phải, 1 thìa canh nước tương, một chút muối, một chút tiêu trắng, lượng dầu ăn thích hợp, lượng nước vừa đủ.
Cách làm món canh gà hạt sen
Đùi gà rửa sạch rồi cắt thành miếng vừa ăn (hoặc bạn cũng có thể để nguyên phần đùi gà). Hạt sen ngâm nước khoảng 30 phút, vớt ra để ráo.
Cho thịt gà vào bát tô, thêm một lượng rượu nấu ăn thích hợp, nước tương, muối và tiêu trắng rồi trộn đều để ướp trong 15 phút.
Cho một lượng dầu ăn thích hợp vào nồi, đun nóng, cho gừng thái lát vào đảo đến khi dậy mùi thơm. Tiếp đó cho các miếng gà đã ướp vào nồi chiên cho đến khi vàng đều và hơi cháy trên bề mặt.
Tiếp đó bạn đổ một lượng nước vừa đủ ngập thịt gà, vặn lửa nhỏ rồi đun trong 15 phút. Kế đó,cho hạt sen đã ngâm vào nồi và tiếp tục nấu trong 10 phút, đến khi hạt sen mềm. Bạn nêm nếm thêm lượng muối thích hợp rồi khuấy đều, nấu trong vài phút nữa thì tắt bếp. Sau khi hầm canh gà hạt sen xong thì bạn lấy ra tô và thưởng thức. Canh gà hạt sen có vị thanh nhẹ, thích hợp cho người già và trẻ em, là món ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa.
Rau cải thảo là loại rau phổ biến, có vị thanh nhẹ, giàu dinh dưỡng. Do giàu vitamin C, vitamin K, kali và các chất dinh dưỡng khác, nên rau cải thảo có tác dụng giảm hỏa, giải độc, thanh nhiệt, dưỡng ẩm phổi, điều hòa chức năng đường tiêu hóa. Người trung niên và người già thường ăn cải thảo có thể làm tăng nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp nhuận tràng. Cải thảo cũng giàu nước và chất xơ, có thể làm tăng cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn, giúp kiểm soát cân nặng và cải thiện chứng khó tiêu, táo bón.
Công thức gợi ý: Cải thảo xào trứng chiên
Nguyên liệu làm món cải thảo xào trứng chiên
1 cây cải thảo vừa, 2-3 quả trứng, 2 tép tỏi, lượng gừng vừa phải, 1 thìa canh dầu ăn, một chút muối, 1 thìa canh nước tương, 1 thìa canh dầu hào (tùy thích), một ít lá rau mùi.
Cách làm món cải thảo xào trứng chiên
Cải thảo mua về đem tách từng bẹ ra rồi dùng dao cắt phần cuống và lá riêng ra. Tỏi và gừng đập dập rồi băm nhỏ, để riêng. Đập trứng vào tô, đánh đều rồi để sang một bên.
Đun nóng dầu trong chảo rồi cho tỏi và gừng băm vào xào thơm. Sau khi gừng và tỏi dậy mùi thơm thì đổ trứng đã đánh vào, dùng thìa đảo nhanh, đợi trứng chín thì vớt ra để riêng.
Cho một ít dầu ăn vào nồi, cho phần cuống cải thảo đã thái miếng vừa ăn vào trước. Sau đó cho phần lá vào xào sau. Khi cải thảo chuyển màu thì nêm chút muối, nước tương vào rồi tiếp tục đảo đều. Cho trứng đã chiên trước đó vào nồi, xào đều với cải thảo cho ngấm gia vị.
Xào cho đến khi cải thảo chín, trứng và bắp cải quyện đều gia vị thì tắt bếp. Cho cải thảo xào trứng chiên ra đĩa, trang trí bằng ít lá rau mùi để tăng thêm hương vị.
Rau khoai lang thực chất là phần lá và ngọn của cây khoai lang. Nó rất giàu chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Rau khoai lang rất giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E, axit folic, canxi, sắt và các chất dinh dưỡng khác, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm ẩm phổi và giảm ho, hạ huyết áp và lượng đường trong máu. Người trung niên và người cao tuổi thường xuyên ăn rau khoai lang sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, tăng tần suất đại tiện, giảm và ngăn ngừa táo bón. Rau khoai lang cũng rất giàu chất xơ, có thể làm tăng cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn, kiểm soát cân nặng và cải thiện các vấn đề khó tiêu, táo bón.
Công thức gợi ý: Rau khoai lang trộn
Nguyên liệu làm món rau khoai lang trộn
300g rau khoai lang, 1 nhánh gừng nhỏ, 3-5 tép tỏi, 5g muối, 10g giấm trắng vừa đủ lượng vừa đủ, một chút dầu mè, một ít rau mùi (tùy thích).
Cách làm món rau khoai lang trộn
Rau khoai lang bạn chọn những phần ngọn và lá bánh tẻ sau đó rửa sạch, cắt thành từng đoạn có kích thước phù hợp. Đun sôi nước trong nồi, sau đó chần phần rau khoai lang đến khi màu sẫm hơn thì vớt ra, thả vào tô nước lạnh để giữ màu xanh. Sau đó vớt rau khoai lang ra để thật ráo nước, hoặc bạn cũng có thể nắm nhẹ để loại bỏ bớt nước.
Băm gừng và tỏi, ớt xắt lát (hoặc băm nhỏ) rồi cho vào tô, thêm lượng muối, giấm trắng và dầu mè vừa đủ vào, đảo đều để tạo thành hỗn hợp sốt gia vị trộn rau.
Cho rau khoai lang đã chần vào tô, đổ phần nước sốt đã chuẩn bị vào. Đeo găng tay thực phẩm vào rồi trộn đều rau cho ngấm gia vị sốt. Sau khi trộn xong thì cho rau khoai lang ra đĩa, rắc thêm chút vừng rang nếu thích và trang trí bằng rau mùi.