Công nghệ đo và tư vấn dinh dưỡng Enfarm giúp nông dân làm giàu và ngành nông nghiệp phát triển một cách bền vững bằng cách ứng dụng IoT và AI hướng tới cung cấp cho nông dân các phân tích và tư vấn nông nghiệp giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản và giảm tác động môi trường.
Vượt qua 750 hồ sơ đến từ 10 quốc gia, Enfarm trở thành 1 trong 2 startup có sản phẩm AI được vinh danh lọt vào Top 15 giải pháp tiêu biểu xuất sắc tại chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam (VIC) 2024 do bộ Kế hoạch Đầu tư, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia và tập đoàn Meta tổ chức. Đây là sự vinh danh đầy uy tín cho dành cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và cơ sở nghiên cứu, đào tạo từ cả thị trường trong nước và quốc tế hội tụ, qua đó trao đổi ý tưởng và thiết lập các mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ, tạo nên một bức tranh đa dạng về tiềm năng đổi mới sáng tạo Việt Nam.
Trước đó giải pháp đo dinh dưỡng Enfarm cũng đạt giải thưởng Top 5 ứng dụng AI xuất sắc năm 2024 và giải thưởng Top 10 - Impact Challenge at SEA 2024
Startup phát triển công nghệ đo và tư vấn dinh dưỡng cây trồng với chi phí thấp
Ông Nguyễn Đỗ Dũng là đồng sáng lập và Tổng giám đốc của enCity, công ty cung cấp giải pháp đô thị quốc tế. Ngoài công việc tại enCity, ông Dũng còn là giảng viên cao học tại Đại học Quốc gia Singapore. Cuối năm 2022, ông cùng tiến sỹ Hồ Long Phi, một chuyên gia kỳ cựu về khoa học đất và biến đổi khí hậu, sáng lập Công ty Công nghệ Nông nghiệp Enfarm. Đây là một doanh nghiệp chuyên về công nghệ đo dinh dưỡng trong đất có độ chính xác cao với chi phí thấp và kết hợp AI để tạo thành một trợ lý ảo toàn diện cho nhà nông trên thị trường.
Với tầm nhìn của mình, Enfarm hiện nay tập trung phát triển giải pháp thiết bị công nghệ đo dinh dưỡng thông minh, giúp đo lường, tiết kiệm phân bón, đồng thời, đặt yếu tố dữ liệu và mức độ tiết kiệm chi phí lên hàng đầu. Thiết bị đo dinh dưỡng Enfarm hiện đã có mặt ở khắp các tỉnh thành của Việt Nam, tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với hơn hàng trăm điểm lắp đặt.
Hai đồng sáng lập Công ty Công nghệ Nông nghiệp Enfarm - Ông Nguyễn Đỗ Dũng (bên phải) cùng tiến sỹ Hồ Long Phi (bên trái)
"Tôi gặp một bác nông dân trồng cà phê ở xã Eatu, thành phố Buôn Mê Thuột. Bác ấy mới dùng app của Enfarm hơn 1 tháng và đã tiết kiệm được 4,5 triệu đồng tiền phân bón ngay trong đợt bón phân đầu tiên. Bác ấy kể với tôi trong tâm trạng hân hoan rằng, thông thường sẽ bón phân nhưng khi mở app Enfarm thì thấy dữ liệu là đất đang thừa phân và thiếu nước nên quyết định chỉ tưới nước thôi. Sau thời gian quan sát thấy đọt cây vẫn phát triển tốt nên bác ấy rất tin tưởng vào hiệu quả của công nghệ enfarm. Tương tự là câu chuyện của anh nông dân Lê Văn Thành ở Krông Pắc đã ứng dụng enfarm để giảm đáng kể rụng hoa, rụng trái cho vườn sầu riêng vụ vừa qua, đồng thời tránh tình trạng sượng trái như nhiều vườn khác. Câu chuyện ứng dụng enfarm giúp anh Thành có vụ mùa bội thu đã trở thành một ví dụ điển hình về chuyển đổi số trong nông nghiệp mà VTV1 đã truyền tải" - Ông Nguyễn Đỗ Dũng tâm sự.
Cùng với đó, ông Nguyễn Đỗ Dũng cũng cho biết, hiện nay Enfarm đã phát triển công nghệ đo dinh dưỡng Enfarm sử dụng cảm biến đặt trong đất, kết hợp với ứng dụng smartphone để cung cấp thông tin chi tiết về độ ẩm, nhiệt độ, độ pH và các chỉ số phân NPK.
Công nghệ đo dinh dưỡng Enfarm có ưu điểm là chi phí thấp và đo được NPK (nitơ, phốt pho, kali) - chính xác tương đương phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc gia. Nhà sáng lập Enfarm lý giải thiết bị nằm ở trong đất, hàng ngày có thể "khám" đất và nếu có vấn đề sẽ báo ngay cho người nông dân giống như mỗi nông trại có một chuyên gia nông nghiệp túc trực 24/7.
"Chỉ cần một chạm trên màn hình điện thoại, người nông dân sẽ biết được hôm nay nên tưới nước hay bón phân với hàm lượng bao nhiêu nhờ công nghệ đo dinh dưỡng đất Enfarm." - Ông Nguyễn Đỗ Dũng chia sẻ thêm.
Bộ thiết bị đo dinh dưỡng Enfarm cung cấp thông tin nồng độ NPK, độ pH, nhiệt độ, độ ẩm đất
Công nghệ AI giải bài toán về an ninh lương thực và thích ứng biến đổi khí hậu
Theo một nghiên cứu công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phân bón hiện chưa được sử dụng hiệu quả và bền vững ở Việt Nam. Hiệu suất bón phân chỉ đạt 40%, tức còn khoảng 60% lượng phân không được cây trồng hấp thụ bị giữ lại trong môi trường.
Từ đó, nông dân phải bỏ thêm phân, gánh thêm chi phí, lại khiến đất càng tăng độ chua. Vòng luẩn quẩn giữa bón phân và thoái hóa đất sẽ bào mòn thu nhập của nông hộ và hủy hoại môi trường. Phần phân bón dư bị rửa trôi theo nước mặt khi mưa xuống, thẩm thấu vào tầng nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước
Chính từ thực trạng đó, Enfarm đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu và đưa ra gợi ý cho nông dân, giúp tối ưu hóa việc sử dụng phân bón và nước, giải bài toán thất thoát này, đồng thời nâng cao năng suất cây trồng.
Người dân ứng dụng thiết bị Enfarm giúp giảm chi phí phân bón và tăng năng suất cây trồng
"Niềm tin của chúng tôi là nếu chúng ta có thể dùng AI và IoT để tối ưu phân bón bằng cách chuyển phần lớn lượng phân đang bị thất thoát hiện nay, tới 60% theo thống kê của Bộ NNPTNT, thành lượng phân cây có thể hấp thụ thì năng suất sẽ gia tăng đáng kể, 20% hoặc thậm chí cao hơn. Như vậy người dân sẽ có thêm thu nhập, tăng tới hơn 1,5 lần trong trường hợp cây cà phê, đất đai sẽ bớt thoái hóa và môi trường sẽ không bị ô nhiễm do lượng phân dư thừa trong đất." - Ông Nguyễn Đỗ Dũng khẳng định.
Ông Nguyễn Đỗ Dũng phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Giải pháp thay đổi thế giới tại Singapore
Trước thách thức của biến đổi khí hậu, chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, nhất là phân bón, sẽ gia tăng đáng kể bên cạnh đó là việc phải cắt giảm khí thải carbon mà phân bón đóng góp 5% toàn cầu, công nghệ đo dinh dưỡng Enfarm sẽ giúp đảm bảo vấn đề an ninh thực cho thế giới, đồng thời giảm tác động tiêu cực tới môi trường. Đây là một bài toán lớn cần giải ở tầm quốc gia và toàn cầu.
Nắm vai trò tiên phong trong bối cảnh chưa có giải pháp tương tự ở Việt Nam và trên giới, Enfarm đã và đang dồn lực để truyền thông mạnh mẽ hơn, cùng với đó đưa được công nghệ đến với nông dân Việt Nam và khu vực trong thời gian ngắn nhất.