Vào ngày 15/8 tới đây, FPT IS phối hợp cùng EuroCham tổ chức hội thảo "From ESG framework to decarbonisation plan".
Sự kiện hướng tới chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng tốc chuyển đổi xanh, chủ động cải thiện quy trình sản xuất, thực hiện các giải pháp phát thải, hướng đến Net Zero đảm bảo theo khung tiêu chuẩn ESG quốc tế.
Hội thảo "From ESG frameworks to decarbonisation plan" (Tuân thủ ESG và lộ trình giảm phát thải) có sự góp mặt của các chuyên gia đầu ngành ESG như ông Torben Minko - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), ông Phạm Tuân - Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Châu Âu, Giám đốc sản phẩm VertZéro từ FPT IS; ông Dennis Quennet - Giám đốc dự án phát triển Kinh tế Bền vững tại GIZ Vietnam và ông Nguyễn Việt Long - Phó Tổng Giám đốc, Tư vấn, Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (EY Việt Nam).
Cùng với cam kết từ Hội nghị lần thứ 26 của Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) và Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), doanh nghiệp sản xuất nói riêng, doanh nghiệp Việt Nam nói chung đang chịu sức ép lớn trong bài toán kiểm kê phát thải và thực hành phát triển bền vững.
FPT IS và EuroCham tổ chức hội thảo "From ESG frameworks to decarbonisation plan" cho doanh nghiệp Việt
Cụ thể, hiện nay những ngành hàng tại Việt Nam phải chịu CBAM khi muốn nhập khẩu vào EU bao gồm sắt thép, xi măng, nhôm, phân bón, điện và khí hydro. Ngay từ 1/10/2023, các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành trên khi xuất khẩu vào EU đã phải thực hiện Báo cáo kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải khí nhà kính. Với mối quan hệ chặt chẽ về thương mại Việt Nam - EU, tác động của CBAM với Việt Nam có thể trở nên đáng kể hơn nếu phạm vi áp dụng CBAM được mở rộng sang các loại hàng hóa khác trong tương lai.
Tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng chuyển đổi xanh và không đáp ứng đủ điều kiện. Việc tính toán lượng carbon vẫn đặt ra một loạt thách thức liên quan đến chi phí thực hiện và áp dụng. Trên thực tế, chỉ 10% tổ chức đo lường chính xác tổng lượng phát thải khí nhà kính (GHG), theo một thống kê của BCG công bố tháng 10-2021.
Về vấn đề kỹ thuật, các phương pháp báo cáo và tính toán lượng carbon vẫn có những khập khiễng nhất định do sự phân loại không nhất quán từ các phương pháp thu thập dữ liệu thủ công mâu thuẫn nhau, đặc biệt đối với lượng phát thải dọc theo chuỗi giá trị. Đồng thời, quá trình triển khai đòi hỏi doanh nghiệp tìm hiểu và nắm rõ quy định và tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo báo cáo đầu ra chính xác, từ đó thiết lập mục tiêu giảm phát thải phù hợp theo từng lĩnh vực, quy mô và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Thấu hiểu bài toán trên, FPT IS - Đơn vị tiên phong phát triển công nghệ trong chuyển đổi xanh phối hợp cùng EuroCham - Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam tổ chức Hội thảo "From ESG framework to decarbonisation plan". Với sự am hiểu tiêu chuẩn ESG quốc tế, kết hợp kinh nghiệm thực tiễn trong triển khai chuyển đổi xanh cho các doanh nghiệp, các chuyên gia sẽ chia sẻ toàn cảnh quy định, yêu cầu quốc tế trong mục tiêu giảm phát thải, từ đó hướng tới cùng hoạch định lộ trình giảm phát thải rõ ràng, đảm bảo tuân thủ mục tiêu NDC 2022 hoặc SBTi trên thế giới kết hợp với MACC (Marginal Abatement Cost Curve - Đường cong chi chí giảm thải), một công cụ của World Bank sử dụng thường xuyên trong việc xây dựng chiến lược giảm phát thải.
FPT IS hiện là một trong những đơn vị tiên phong tại Việt Nam cung cấp giải pháp kiểm kê khí nhà kính VertZéro. Giải pháp giúp số hóa toàn diện quy trình thu thập, xử lý dữ liệu môi trường bên ngoài, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp lập báo cáo khí thải, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14064, GHG Protocol và các tiêu chuẩn khác Việt Nam và quốc tế đề ra. Gần đây nhất, VertZéro được Tập đoàn Trần Đức lựa chọn triển khai thực hiện kiểm kê phát thải trên quy mô toàn doanh nghiệp (Phạm vi 1,2 và 3), giúp doanh nghiệp nhanh chóng hiện thực hiện mục tiêu Net Zero trong Sản xuất - Kiến Trúc & Xây Dựng.
EuroCham (Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam) là tiếng nói hàng đầu của cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam. Với mạng lưới và tầm ảnh hưởng rộng lớn, EuroCham đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các cuộc thảo luận về chính sách, thúc đẩy thương mại và đầu tư, củng cố quan hệ kinh tế giữa Châu Âu và Việt Nam và thúc đẩy kinh doanh bền vững.
Đồng hành chia sẻ trong sự kiện còn có sự góp mặt của lãnh đạo và chuyên gia từ EY Việt Nam và GIZ tại Việt Nam. Là đơn vị tư vấn doanh nghiệp uy tín hàng đầu với bề dày kinh nghiệm hơn 20 năm trong cung cấp các dịch vụ phát triển bền vững, EY hỗ trợ các doanh nghiệp trong suốt hành trình phát triển bền vững trên bốn lĩnh vực chính: Xây dựng chiến lược, Quản trị và vận hành, Thúc đẩy quá trình chuyển đổi và Xây dựng lòng tin, trong đó bao gồm Dịch vụ Chuyển đổi giảm phát thải carbon và Dịch vụ về Biến đổi khí hậu. GIZ là một doanh nghiệp trực thuộc chính phủ Liên bang Đức, hỗ trợ Chính phủ Đức đạt được các mục tiêu hợp tác quốc tế vì sự phát triển bền vững. Hoạt động của GIZ tại Việt Nam tập trung vào bốn lĩnh vực ưu tiên, bao gồm phát triển kinh tế bền vững, đào tạo nghề, năng lượng, chính sách môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững.
Với kinh nghiệm triển khai giải pháp kiểm kê khí nhà kính và thực hành phát triển bền vững cho các doanh nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới, FPT IS và EuroCham mong muốn mang tới các thông tin, kiến thức quan trọng về ESG, chiến lược và hành động cụ thể thông qua buổi hội thảo, từ đó đồng hành cùng các doanh nghiệp trên lộ trình chuyển đổi xanh chuẩn quốc tế và hướng tới mục tiêu Net Zero tương lai.
Doanh nghiệp đăng ký tham gia hội thảo: https://eurochamvn.org/vi/events/breakfast-talk-from-esg-fram-work-to-decarbonisation-plan/