Vấn đề dinh dưỡng của người Việt đang phải chịu gánh nặng kép, khi tồn tại cả suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì. Điều này xuất phát từ cách ăn uống cảm tính và không tính toán cẩn trọng.
Báo cáo Dinh dưỡng Toàn cầu (Global Nutrition Report) chỉ ra 17.3% nam giới và 18.2% nữ giới trên 18 tuổi tại Việt Nam thuộc tình trạng thiếu cân. Nhóm này có chỉ số thể trọng BMI (Body Mass Index) dưới 18.5, so với mức cân nặng lý tưởng là thấp hơn.
Nhiều người Việt tới lúc trưởng thành vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của dinh dưỡng. Hầu hết chúng ta mới chỉ đang ăn đủ bữa, chứ chưa quan tâm nhiều đến vấn đề dưỡng chất phù hợp với mình.
Vậy nhiều người Việt trưởng thành đang gặp vấn đề gì về dinh dưỡng và cách giải quyết như thế nào?
Nguyễn Ngọc Trâm Anh, chuyên viên dinh dưỡng tại một học viện phát triển tài năng bóng đá lớn tại Hưng Yên, là người đã có kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho gần 600 vận động viên trẻ suốt 11 năm, cho biết: "Ăn đúng còn khó hơn tập đúng gấp nghìn lần".
Đa số những người muốn theo thể thao chuyên nghiệp nhận thức rõ tầm quan trọng của kết hợp chặt chẽ giữa luyện tập thể thao và dinh dưỡng. Khi cường độ hoạt động thể lực nặng, cơ thể cần đáp ứng đủ năng lượng thông qua thực phẩm thì mới có thể phát triển thể chất. Tuy nhiên, nhiều người thường vẫn sẽ ăn theo sở thích cá nhân, đôi khi sẵn sàng đổi phần rau của mình để lấy một, hai miếng thịt.
Gia đình đôi khi cũng ảnh hưởng rất nhiều chế độ dinh dưỡng. Chẳng hạn từ nhỏ, nhiều người được dạy rằng chất béo là không tốt, nên thường có xu hướng chối bỏ thịt mỡ, bơ... mà không biết rằng chất béo là 1 trong 3 chất sinh năng lượng quan trọng. Hay đối với trẻ em, chất béo giúp hoà tan các vitamin tan trong dầu, trong đó có vitamin D, giúp cải thiện chiều cao. Quan trọng là chúng ta ăn đúng loại chất béo với lượng phù hợp của cơ thể.
Vấn đề dinh dưỡng của người Việt đang phải chịu gánh nặng kép, khi tồn tại cả suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì. Điều này xuất phát từ cách ăn uống cảm tính và không tính toán cẩn trọng. Để giải quyết, trước hết cần điều chỉnh chế độ ăn uống theo đúng thể trạng.
Một ví dụ không ở đâu xa, người Nhật luôn tập trung bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Họ cho trẻ em uống sữa tách béo, thực đơn bữa trưa tại trường mỗi ngày (gọi là Kyushoku) được quyết định bởi các chuyên gia dinh dưỡng nhằm đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo độ tuổi và nhu cầu của học sinh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cần thiết kế dành riêng cho từng người. Ví dụ em bé và người già ngồi cùng mâm cơm, ăn được bao nhiêu là việc của từng người vì nhu cầu khác nhau. Trẻ nhỏ cần rất nhiều protein từ đạm động vật, trong khi người già cần nhiều vi chất dinh dưỡng khác.
Bên cạnh đó, người Việt Nam cần chế độ dinh dưỡng khác người nước ngoài. Chúng ta cần bổ sung iot, trong khi người Nhật thì không. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cá thể không chỉ dựa vào độ tuổi, bệnh lý khác nhau mà còn liên quan đến khu vực địa lý sinh sống.
Trong quá trình sống từ lúc trong bụng mẹ, đến khi trưởng thành, đau ốm, lão hoá, mỗi người đều có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Cốt yếu là cung cấp đúng dưỡng chất và đủ lượng cần.
Chế độ dinh dưỡng hợp lí là chế độ ăn có thể cung cấp được cho cả cơ thể đầy đủ năng lượng và dưỡng chất thiết yếu, giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe. Mỗi bữa ăn cần cân bằng các thành phần như chất đạm, chất xơ, chất béo, chất muối khoáng... Chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp cơ thể chúng ta nạp năng lượng và chất dinh dưỡng thiết yếu, từ đó giúp tăng trưởng thể chất, phát triển trí não và sự minh mẫn.
Đối với các thực phẩm trên thị trường, để có được những sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, bản thân nhà sản xuất phải nỗ lực xuất phát từ: "Chăm sóc từ sự thấu hiểu".
Với kinh nghiệm làm về dinh dưỡng nhiều năm, bác sĩ Nguyễn Đức Minh chỉ ra rằng: "Đặc thù ngành dinh dưỡng là cần đáp ứng nhu cầu cho các nhóm mô hình hoạt động thể lực khác nhau, nhóm bệnh khác nhau. Nếu làm chuẩn thì sản phẩm cần phát triển riêng cho từng độ tuổi. Triết lý Nutricare là Care for Nutrition, tức là bất cứ ai có nhu cầu, chúng tôi sẽ tạo ra sản phẩm phù hợp với họ. Có những sản phẩm tháng bán chỉ vài thùng nhưng vẫn làm.
Để nghiên cứu ra những dòng sản phẩm ấy, đội ngũ chuyên gia của Nutricare đã dành rất nhiều thời gian và công sức, nghiên cứu dựa trên đặc điểm riêng của người Việt, của các nhóm đối tượng… với mô hình hoạt động thể lực, mô hình ăn uống khác nhau,… thay vì đơn thuần cóp nhặt của nước ngoài.
Cùng với đó, khâu chế biến cũng luôn được chú trọng. "Sản phẩm tốt nhưng khó uống cũng không ai dùng. Vì thế chúng tôi còn phải cân đo từng yếu tố như hương, vị, hậu vị, độ sánh, nhớt, màu sắc… Để đến được thành phẩm cuối cùng, phải thử đi thử lại cả trăm mẫu" - bác sĩ Minh chia sẻ.
Có thể nói, dù 1 hãng sữa, 2 hãng sữa, 1 nhóm chuyên gia hay 10 công trình nghiên cứu đi chăng nữa, cải thiện dinh dưỡng vì một Việt Nam khỏe mạnh vẫn là một chặng đường dài. Hoàn thiện được cái nhìn về dinh dưỡng không chỉ là vấn đề của các chuyên gia mà còn cần là sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng. Mỗi bản thân chúng ta trước hết cần có sự ý thức về chế độ dinh dưỡng cân bằng cho chính bản thân mình.