Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.
Đó là trường hợp của một cô gái 25 tuổi ở thành phố Phúc Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc). Thấy cân nặng của mình vượt quá 140kg do ít vận động trong thời gian dài, cô gái quyết định giảm cân.
Cô lên kế hoạch ăn kiêng nghiêm ngặt chỉ với rau và ngũ cốc mỗi ngày, ăn sữa và trứng 1-2 lần/tuần. Sau 6 tháng, cô đã giảm được hơn 40kg. Tuy nhiên, điều cô không ngờ tới là sau nửa năm ăn kiêng, cô được chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.
Bác sĩ cho biết, trên lâm sàng, những bệnh nhân như vậy không hiếm. Nguyên nhân gan nhiễm mỡ là vì "đói" do ăn kiêng quá mức. Ăn kiêng quá mức có thể dẫn đến không nhận đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein. Điều này khiến chất béo trung tính trong gan không thể vận chuyển ra khỏi gan, cuối cùng có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Bác sĩ khuyến cáo, khi giảm cân, bạn không nên chỉ quan sát sự thay đổi về cân nặng mà còn phải chú trọng đến giảm béo một cách lành mạnh. Cách giảm cân đúng đắn là giảm lượng calo nạp vào cơ thể một cách hợp lý, kết hợp với tập luyện phù hợp để giảm cân dần dần. Điều này giúp cơ thể thích nghi và thay đổi tốt nhất.
Thức khuya sẽ khiến chức năng trao đổi chất và giải độc của gan suy giảm, quá trình dị hóa chất béo bị ức chế, từ đó gia tăng gánh nặng cho gan. Đồng thời, những người thức khuya thường ăn nhiều hơn vào bữa tối và không tập thể dục sau bữa tối. Chính vì vậy, lượng calo dư thừa sẽ chuyển hóa thành chất béo và tích trữ trong gan, theo thời gian sẽ vượt quá tiêu chuẩn, hình thành gan nhiễm mỡ.
Các nghiên cứu cho thấy 75% đến 95% người nghiện rượu lâu năm đều mắc gan nhiễm mỡ. Những người uống từ 80 đến 160 ml rượu mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ do rượu cao gấp 5 - 25 lần so với những người không uống rượu.
Nguyên nhân là bởi, rượu đều được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Sau khi rượu vào cơ thể con người chủ yếu bị dị hóa ở gan. Chất chuyển hóa của rượu trong gan là acetaldehyde có thể trực tiếp dẫn đến thoái hóa, hoại tử tế bào gan. Đồng thời cũng gây trở ngại cho quá trình phân hủy và chuyển hóa axit béo của gan, từ đó tích tụ chất béo và dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Nhiều người thường thích ăn thịt, đặc biệt là các loại thịt đỏ, thịt siêu chế biến hay những đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. Đây đều là những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hoà. Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hoà, chất dinh dưỡng sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất cho gan.
Đồng thời, lượng chất dinh dưỡng dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ và tích trữ trong cơ thể con người, dẫn đến béo phì, mỡ máu cao và gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra, việc thích ăn cay, ăn đồ sống, uống đồ lạnh, ăn cùng lúc lượng quá lớn... theo thời gian dài sẽ khiến gan gặp vấn đề về chuyển hoá, không tốt cho việc thải độc, tạo gánh nặng cho gan.
Ở giai đoạn đầu, bệnh gan nhiễm mỡ có thể không gây ra biến chứng gì. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn có thể gây ra các tổn thương vĩnh viễn. Xơ gan là giai đoạn cuối của gan nhiễm mỡ.
Thật đáng lo ngại khi mắt bắt đầu chuyển sang màu vàng, một tình trạng được gọi là vàng da và đó có khả năng là dấu hiệu ban đầu của rối loạn chức năng gan nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra do bilirubin tích tụ quá mức trong cơ thể khi gan không thể xử lý hiệu quả, khiến mắt và da có màu hơi vàng.
Nếu bụng bị sưng lên đột ngột hoặc nghiêm trọng, đó có thể là cổ trướng. Đây là một triệu chứng của bệnh gan giai đoạn nặng. Cổ trướng khó chịu và chướng bụng do ứ đọng dịch trong ổ bụng, dẫn đến tổn thương gan đáng kể.
Triệu chứng khác là phù nề ở chân, mắt cá chân và bàn chân do ứ nước, thường thấy ở những trường hợp bệnh gan nặng. Tình trạng này gây khó chịu, đau đớn và giảm khả năng vận động.
Sưng tấy ở bàn tay và ngón tay là dấu hiệu tiềm ẩn khác của tổn thương gan. Những người bị bệnh gan ở giai đoạn nặng có thể bị tích nước khiến bàn tay sưng lên.
Nếu bạn cảm thấy tức ngực hoặc bị sưng bất thường thì đây có thể là một dấu hiệu khác của tổn thương gan nghiêm trọng, thường gây khó thở. Tốt nhất là tìm kiếm trợ giúp y tế ngay lập tức trong những tình huống như vậy để đánh giá và kiểm soát mọi biến chứng kịp thời.
Sưng mặt, chủ yếu quanh mắt và má, cũng là dấu hiệu cảnh báo tổn thương gan. Cần đi khám để kiểm soát triệu chứng này và ngăn chặn các biến chứng nặng hơn.
Nếu bạn gặp các triệu chứng được nêu trên thì cần đi khám để được bác sĩ đánh giá kỹ lưỡng và điều trị thích hợp. Hành động sớm để bảo vệ sức khỏe gan sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai cũng như tăng cường sức khỏe tổng thể.